1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc 6 tác hại nguy hiểm của bệnh máu nhiễm mỡ

Thảo luận trong 'Dịch vụ sức khỏe' bắt đầu bởi nguyenthubnc, 17/11/18.

  1. MB+ - Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là mỡ máu cao là căn bệnh do sự gia tăng đột biến của lượng mỡ trong máu được đánh giá bằng chỉ số cholesterol. Bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cực nghiêm trọng cho sức khỏe con người, thậm chí biến chứng của bệnh còn có thể gây tử vong.

    [​IMG]

    6 bệnh lý nguy hiểm mà bệnh máu nhiễm mỡ có thể gây ra

    Bệnh viêm tụy

    Viêm tụy là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi người bệnh mắc máu nhiễm mỡ, do hàm lượng triglyceride rất cao có thể làm sưng tuyến tụy. Người viêm tuyến tụy có thể có những biểu hiện như: đau bụng đi ngoài dữ dội, sốt, nôn, thở nhanh, nhịp tim nhanh. Nếu trường hợp dịch tiêu hóa bị rò bên ngoài tuyến tụy có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

    Bệnh tiểu đường
    Bệnh máu nhiễm mỡ có thể dẫn đến bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại. Mối liên hệ này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh, đặc biệt là trong trường hợp người bệnh mắc huyết áp cao, tăng mỡ bụng, cholesterol tốt thấp và đường huyết cao. Khi chỉ số triglyceride cao kết hợp cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

    Bệnh tim mạch
    Các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, kết hợp cùng với chỉ số triglyceride tăng cao sẽ làm tăng gấp đôi khả năng mắc các bệnh lý về tim mạch.

    Đột quỵ
    Yếu tố chính dẫn đến vấn đề này chính là triglyceride tăng cao làm ảnh hưởng đến mạch máu cung cấp cho não. Đó là lý do máu nhiễm mỡ có thể khiến người bệnh bị đột quỵ bất cứ lúc nào.

    Đau và tê chân
    Khi có quá nhiều mỡ máu, sẽ tạo nên lớp chất trong lòng động mạch, khi chảy đến chân sẽ dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh gây cảm giác đau và tê chân, đặc biệt là khi người bệnh đi bộ. Bên cạnh đó bệnh cũng làm tăng khả năng nhiễm trùng ở chân, bàn chân.

    Xem thêm >>> cholesterol cao bao nhiêu là nguy hiểm?

    Nên làm gì để hạn chế tăng mỡ máu

    Khi bị tăng mỡ máu, ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, thì chế độ ăn, uống hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nồng độ mỡ trong máu trở về chỉ số bình thường.

    Người có chỉ số cholesterol máu cao cần tránh loại acid béo có trong các loại bánh nướng lò, các sản phẩm chiên nấu (mì ăn liền, khoai tây rán, chiên), dầu thực vật đã dùng rán, chiên nhiều lần, hoặc các loại thức ăn công nghiệp chế biến sẵn (xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói…).

    Không nên hoặc hạn chế ăn các loại thịt đỏ (thịt trâu, thịt bò, thịt ngựa, thịt chó, thịt ngan, thịt cừu) hoặc ăn hạn chế lòng đỏ trứng (không phải kiêng tuyệt đối). Các loại thịt trắng như: thịt lợn, thịt gà, thịt ếch, nhái… cũng là các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tránh các chất béo từ thịt bò, thịt heo, cừu. Thay vào đó là các loại thịt nạc hoặc thịt gia cầm trắng không da.

    Bên cạnh đó người mỡ máu cao nên ăn các loại quả: ổi, táo, dưa hấu và tăng cường ăn rau, uống đủ lượng nước cần thiết trong một ngày, đêm (1,5 - 2,0 lít, bao gồm cả nước trong canh, rau, thực phẩm, trái cây). Tăng cường ăn các loại hạt (lạc, vừng, đỗ xanh) hoặc giá đỗ. Tỏi ta, hành tây hoặc cần tây là các loại gia vị khi ăn vào có thể giúp hạ cholesterol máu một cách đáng kể, vì chúng có nhiều hoạt chất có thể làm giảm cholesterol máu.
    Ngoài ra, muốn làm giảm lượng cholesterol máu có hiệu quả, cần kết hợp nhiều yếu tố khác như: tăng cường hoạt động cơ thể (tập thể dục nhịp điệu, đi bộ, tập nhảy dây, lắc vòng, đi xe đạp chậm, sinh hoạt điều độ), đặc biệt đối với người béo phì, thừa cân nên tăng cường hoạt động cơ thể.

    Nguồn: http://benhvetimmach.net/

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này