1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Hà Nội ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT

Thảo luận trong 'Thảo luận, Hỏi đáp' bắt đầu bởi lhnvn3, 11/2/18.

  1. MB+ - Người Việt vẫn quen gọi “ăn Tết” chứ không phải nghỉ Tết hay chơi Tết. Có lẽ là vì ẩm thực là một yếu tố vô cùng quan trọng của ngày Tết cổ truyền. Ẩm thực người Việt ngày Tết còn được xem như một nét văn hóa đặc sắc.

    Từ bao đời nay, ông cha ta đã quan niệm rằng mâm cơm ngày Tết đầy đủ thể hiện cho mong muốn một năm mới sung túc, ấm no, an khang, thịnh vượng. Mâm cao cỗ đầy cũng là minh chứng cho tấm lòng thành kính của con cháu dâng lên ông bà tổ tiên và các chư vị thánh thần.

    Ẩm thực ngày Tết ở Việt Nam bên cạnh đĩa gà luộc, bánh chưng bánh Tết, giò thủ giò lụa, dưa hành củ kiệu, cặp dưa hấu đỏ, mâm ngũ quả thì mỗi miền lại có hương vị riêng. Do đặc điểm về địa hình, khí hậu, mỗi miền Bắc-Trung-Nam lại có những món ăn truyền thống của riêng mình, mang dấu ấn đặc trưng, không thể nhầm lẫn.

    Miền Bắc

    Xuân miền Bắc rực rỡ trong sắc hồng thắm của hoa đào và co ro trong tiết lạnh, mọi người vui vẻ quay quần, chúc tụng nhau sức khỏe, may mắn bên mâm cỗ ngày Tết. Mâm cỗ Tết miền Bắc rất tinh tế, mang hương vị cổ truyền từ lâu đời, là sự phối hợp hài hòa của các món ăn, giữa món nước và món khô, giữa thịt và rau.

    Đầu tiên là bánh chưng xanh được gói bằng thứ gạo nếp thơm dẻo, đỗ xanh chọn lọc, hòa quyện với miếng thịt ba chỉ lợn ngon, thêm gia vị và tiêu bắc cho dậy mùi. Bánh chưng xanh mướt mắt, tượng trưng cho mặt đất vạn vật sinh sôi cũng thể hiện tấm lòng thơm thảo con cái dành cho cha mẹ. Bánh chưng xanh thường ăn với dưa hành, vừa làm tăng hương vị, lại “chống” ngán.
    [​IMG]
    Thịt đông thường chỉ có ở miền Bắc
    Kế đến là thịt đông nguội lạnh, ăn trong tiết trời lạnh giá và kèm với dưa cải chua. Người xưa ninh nhừ thịt chân giò hoặc thịt ba chỉ lợn cho tiết ra hết chẩ ngọt, nấu cùng mộc nhĩ, thêm chút nấm hương cho dậy mùi. Sau đó múc ra bát, trong tiết trời lạnh giá, món thịt đông lại thành một khối. Cắt thịt thành miếng quân cờ, mời cả nhà cùng thưởng thức vị ngon của món chỉ có trong mùa đông.

    Trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc cũng không thể thiếu được canh măng hầm thịt lợn. Măng lưỡi lợn làm rất cầu kỳ, phải mất mấy ngày để ngâm cho nở và hết nước đục. Tùy theo khẩu vị gia đình, có nhà dùng sườn non nấu canh hay chân giò, có nhà lại dùng đuôi lợn để hầm. Dù nấu bằng loại thịt nào, canh măng hầm cũng là sự kết hợp tuyệt vời giữa sự giòn, bùi của măng và vị béo thịt khiến cho món ăn ngon mà không ngán.

    Miền Trung

    Ngày Tết ở miền Trung lại không thể thiếu những món ăn truyền thống như dưa món, nem chua, tré, thịt dầm, món bò nấu thưng, thịt nạc rim bên cành mai vàng sắc nắng. Người miền Trung chuộng sự cầu kỳ tỉ mỉ nên món Tết được chăm chút rất kỹ lưỡng.

    Trong mâm cỗ ngày tết miền Trung có một món ăn quen thuộc nữa là món bánh tráng cuốn. Những miếng bánh tráng trắng phau được làm từ gạo ngon đem ngâm rồi xay thành bột. Sau đó được tráng thành từng miếng dùng để cuốn với thức ăn. Bánh tráng giòn dai được cuốn cùng thịt, cá nướng, tôm, lạc xưởng và các loại rau, hương vị quyện vào nhau, ăn nhiều cũng không ngán.
    [​IMG]
    Tôm chua mang một hương vị khó quên
    Tôm chua là món ăn đặc trưng ngày Tết tại Huế và cũng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất này. Tôm chua thường được ăn kèm với thịt ba chỉ, rau sống, chuối xanh rất mùi.

    Miền Nam

    Người miền Nam cũng cầu kỳ, kỹ lưỡng nhưng có phần mộc mạc trong ẩm thực ngày đầu năm với những món ăn khổ qua dồn thịt, bánh tét, tôm khô củ kiệu… Ngoài ra, ngày Tết ở miền Nam không thể thiếu nồi thịt kho tàu. Ngày tết, dù mâm cao cỗ đầy nhưng không thể thiếu nồi thịt kho hột vịt.

    Thịt phải là miếng ba rọi cả nạc cả mỡ ăn mới không khô, kho với trứng vịt và nước dừa xiêm ở lửa vừa phải. Miếng thịt mềm rục mà không nát, ăn kèm với dưa giá cải chua thì ngon tuyệt vời, là món ngon đưa cơm chắc bụng. Miếng thịt thái vuông, quả trứng tròn thể hiện mong ước vuông tròn cho cả năm.



    Nếu như trong mâm cỗ của người miền Bắc không bao giờ thiếu canh măng hầm giò heo thì với người miền Nam không thể thiếu canh khổ qua nhồi thịt. Canh khổ qua được nấu từ những quả khổ qua tươi, bỏ ruột nhồi thịt băm nhỏ vào trong. Rồi sau đó, dùng nước hầm xương để nấu canh khổ qua. Bạn sẽ cảm nhận được vị đắng của khổ qua hòa lẫn với vị ngọt của thịt, nước canh hơi đắng nhưng lại là món ăn giúp giải ngán hữu hiệu trong các món ăn nhiều đạm ngày Tết.
    [​IMG]
    Canh khổ qua đắng mà bùi
    Theo quan niệm của người miền Nam thì canh khổ qua có ý nghĩa xua tan mọi khó khăn, khổ cực của năm cũ, mang lại 1 niềm vui và lạc quan, may mắn cho năm mới. Ăn canh khổ qua để mong ước sẽ qua đi sự cơ cực, không may mắn bắt đầu một năm mới tươi sáng.

    Dù là ở miền nào, thì ẩm thực người Việt ngày Tết cũng vô cùng phong phú và nhiều màu sắc. Qua đó cũng thể hiện mong ước một năm mới sung túc, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc viên mãn.
    :

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này