1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Hà Nội Áp xe ngực sau sinh những điều mẹ bỉm cần phải biết

Thảo luận trong 'Đồ dùng Bé và Mẹ' bắt đầu bởi dkxanh, 27/10/20.

  1. MB+ - Áp xe ngực sau sinh có lẽ là nỗi ám ảnh lớn nhất của người phụ nữ. Bởi không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, gây đau đớn mà còn có nguy cơ tiến triển thành ung thư vú. Cùng đi tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh áp xe ngực nhé!

    Nguyên nhân khiến mẹ bị áp xe ngực sau sinh

    Áp xe ngực sau sinh là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Biểu hiện là ngực sưng đỏ, có hạch ấn thấy đau và có thể có mùi hôi. Đây không phải bệnh lý hiếm gặp ở phụ nữ cho con bú. Các nguyên nhân gây ra bệnh này thường là:

    - Mẹ cho con bú không đúng cách, khiến sữa không thế thoát ra ngoài.

    - Mẹ cho con bú không đủ cữ, không đủ thời gian khiến sữa tích tụ lại trong ngực lâu ngày dẫn đến áp xe ngực.

    - Mẹ mặc áo ngực quá chật.

    - Núm vú bị trầy xước và không được vệ sinh chăm sóc đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn có hại phát triển.

    - Mẹ không vệ sinh đầu vú cẩn thận trước và sau khi cho con bú.

    - Mẹ bị tắc tia sữa.

    Ngoài ra các mẹ bị thừa cân, ngực quá khổ hoặc ít vệ sinh cá nhân cũng sẽ có nguy cơ bị áp xe vú cao.


    [​IMG]
    [​IMG]

    Mẹ bị áp xe vú sẽ thấy ngực căng tức, đau và có thể có mùi hôi​

    Dấu hiệu nhận biết bệnh áp xe ngực
    1. Cảm giác đau nhức từ sâu bên trong ngực

    Ap xe nguc là tình trạng trong ngực có nang chứa dịch mủ và các mô bị viêm. Mẹ sẽ không thể tránh khỏi cảm giác đau đớn từ sâu bên trong. Cảm giác đau nhức sẽ tăng lên nếu mẹ dùng tay ấn vào vùng bị áp xe, cử động vai hay cánh tay.

    2. Ngực mẹ sưng và căng to


    Mẹ bị áp xe ngực sẽ cảm thấy ngực của mẹ sưng và căng cứng hơn bình thường và tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn về sau.

    3. Xuất hiện các cục cứng bên trong ngực, da ngực nóng và sưng đỏ

    Khi dùng tay sờ nắn, mẹ sẽ cảm nhận được một hoặc nhiều cục cứng bên trong ngực. Vùng da đó cũng trở nên nóng và sưng đỏ hơn bình thường.

    4. Cảm giác đau buốt khi cho con bú

    Mẹ bị áp xe vú sẽ cảm thấy đau buốt mỗi khi cho con bú. Cho bé bú tại phần ngực bị áp xe bé có thể sẽ bú lẫn phải cả dịch mủ ảnh hưởng đến sức khỏe của con, bởi vậy mẹ cần phải lưu ý.

    5. Sốt và có cảm giác ớn lạnh

    Tùy vào tình trạng viêm, mẹ có thể sẽ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao và thường đi kèm cảm giác ớn lạnh, rùng mình.


    [​IMG]
    [​IMG]
    Dấu hiệu cho thấy mẹ bị áp xe ngực rất rõ rệt​

    Biến chứng nguy hiểm khi bị áp xe ngực sau sinh
    Áp xe ngực sau sinh nếu không được điều trị kịp thời và nhanh chóng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau:

    - Viêm xơ tuyến sữa mãn tính do mẹ sử dụng kháng sinh lâu dài trong quá trình điều trị.

    - Viêm tấy tuyến vú: Vùng bị viêm khuếch tán rộng ra và thấm vào các mô. Lúc này mẹ sẽ bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn nặng và không còn xác định được ranh giới vùng viêm.

    - Hoại tử vú: Tình trạng này sẽ xảy ra khi vi khuẩn có độc tính cao hoặc do trực khuẩn hoại thư gây ra.

    - Ung thư vú: Bệnh ở giai đoạn áp xe hoặc giai đoạn viêm tấy có thể là dấu hiệu của ung thư vú.

    Điều trị áp xe ngực thế nào?
    Dưới đây là những biện pháp mẹ cần thực hiện khi đang bị ap xe nguc:

    - Mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều và không cho con bú phần ngực bị áp xe

    - Mẹ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, nhưng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe nhé.

    - Xoa bóp, massage nhẹ nhàng, chườm nóng và vắt bỏ sữa thừa để hỗ trợ thông tuyến sữa.

    - Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc.

    - Với trường hợp nặng hơn, uống thuốc mà vẫn không điều trị được triệt để thì bên ngực bị áp xe có thể sẽ được trích rạch để giải phóng lượng mủ. Sau khi đã tháo mủ mẹ sẽ được đặt các ống dẫn lưu để bơm rửa các ổn dịch bằng dung dịch sát khuẩn và dùng thuốc kháng sinh toàn thân.

    [​IMG]
    Mẹ sẽ phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ để chữa áp xe vú
    Cách phòng tránh áp xe ngực
    Không phải mẹ sau sinh nào cũng có nguy cao bị áp xe ngực, bởi vậy chỉ cần nằm lòng những phương pháp dưới đây, mẹ hoàn toàn có khả năng “né” bệnh áp xe vú hiệu quả.

    - Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ bầu ngực, núm vú trước và sau khi cho con bú.

    - Cho bé bú đúng cách, vắt bỏ vài giọt sữa đầu tiên và cho con bú như bình thường.

    - Chú ý cho bé bú đều cả hai bên vú

    - Thường xuyên massage bầu ngực

    - Cho con bú cạn bầu sữa bên này rồi mới chuyển sang bầu sữa bên kia. Lưu ý vắt sạch sữa thừa còn lại nếu bé không bú hết. Sữa thừa có thể trữ đông và sử dụng cho bé trong vòng 6 tháng.

    - Tránh làm xây xát hay tổn thương núm vú.

    - Mẹ nhớ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và thực phẩm giàu vitamin: Các loại kháng sinh tự nhiên có trong thực phẩm sẽ giúp mẹ tăng cường sức đề kháng và phòng tránh vi khuẩn tấn công.

    - Mẹ hạn chế thức khuya và cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

    Trên đây là một số thông tin hữu ích về căn bệnh áp xe ngực sau sinh. Hy vọng rằng các mẹ đang bị áp xe vú sẽ thật khỏe mạnh và nhanh chóng “đánh bại” được căn bệnh này nhé!

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này