Toàn quốc Bạn đã từng nghe về 9 nguồn năng lượng sạch này chưa ?

Thảo luận trong 'Tin công nghệ' bắt đầu bởi Heveda, 28/9/18.

  1. MB+ - Tìm kiếm nguồn năng lượng mới, nguồn năng lượng sạch đang trở thành xu hướng mới trong thời đại ngày nay. Vậy bạn đã từng nghe về 9 nguồn năng lượng xanh sạch này chưa?

    1. Năng lượng Gió

    Gió xuất hiện ở khắp mọi nơi, đặc biệt ở các khu vực ven biển. Đây được xem là một nguồn năng lượng xanh dồi dào bất tận. Người ta dùng sức gió để làm quay các turbin phát điện.

    Ngày nay với khoa học công nghệ phát triển vượt bậc thì chi phí lắp đặt xây dựng năng lượng gió ngày càng rẻ. Việc xây dựng nhà máy năng lượng gió không cũng không cần quá nhiều diện tích mà lại mang đến hiệu quả cao.

    [​IMG]


    Tuy nhiên còn nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm và cải thiện : tính liên tục của năng lượng gió, sự nguy hiểm phát sinh đối với các loài chim trên không hay việc ô nhiễm tiếng ồn phát ra từ các turbin phát điện.

    2. Năng lượng từ Thủy Triều

    Hơn 80% diện tích bề mặt trái đất là nước, trong đó đại dương chiếm phần lớn. Vì vậy mà tiềm năng khai thác nguồn năng lượng từ đại dương rất triển vọng. Các dòng hải lưu chảy trong đại dương, gió biển hay sóng xuất hiện rất nhiều.

    [​IMG]

    Cũng tương tự như năng lượng gió, người ta sử dụng sức chảy các dòng hải lưu, thủy chiều, hay sóng biển để làm quay hệ thống turpin phát điện. Ngoài ra còn có các loại năng lượng khác được tạo ra trên đại dương như turbin diều gió, diều thủy triều..Đây hẳn là mô hình năng lượng rất có triển vọng tại Việt Nam - quốc gia có diện tích biển lớn.

    3. Năng lượng từ Tuyết

    Nghe có vẻ lạ lẫm nhưng đó là sự thật. Vào mùa đông tại các thành phố phát triển, lượng tuyết hấp thụ bụi và các khí độc hại từ không khí, trong đó phần lớn là khí metal. Lượng khí metal được hấp thụ trong tuyết có thể lên tới 70%.

    [​IMG]


    Khoa học công nghệ hiện đại cho phép người ta có thể lấy ra được 100 lít khí Metal từ 1 tấn tuyết. Khí metal sau khi tách ra được dùng làm nhiên liệu đốt cháy. Còn lượng tuyết đã tinh chế có thể ứng dụng trong các hệ thống máy điều hòa và làm lạnh kho hàng.

    4. Năng lượng từ Pin Nhiên Liệu

    Pin nhiên liệu là một động cơ tiêu thụ hydro để sản sinh ra điện và nước. Điểm nổi trội của nó là việc liên tục sản sinh ra điện đến khi hết hydro và oxy. Pin nhiên liệu không xảy ra phản ứng đốt cháy nhiên liệu, không phát ra tiếng ồn và lại hiệu quả gấp 2 đến 3 lần so với các động cơ đốt trong.


    [​IMG]


    Nhờ khả năng phát sinh điện liên tục mà nó được ứng dụng rất nhiều trong việc sản xuất xe điện và nhiều loại thiết bị khác. Với chi phí đầu tư không quá lớn, pin nhiên liệu hứa hẹn trở thành sản phẩm hấp dẫn trong thị trường năng lượng.

    5. Năng lượng Sinh học


    [​IMG]


    Thực chất năng lượng sinh học được tạo ra bởi sự lên men sinh học từ các đồ phế thải sinh học. Thực vật trong quá trình lên men và phân hủy tạo ra rất nhiều khí metal. Vì vậy mà người ta thường phân loại và đưa chúng vào các bể chưa nhằm thu lại khi metal. Khí này có thể làm hoạt động động cơ sản sinh ra điện năng. Ngoài ra, sau khi phân hủy, phần còn lại có thể dùng làm phân bón.

    6. Năng lượng Địa Nhiệt

    Năng lượng địa nhiệt là một dạng năng lượng tự nhiên nằm sâu trong lòng đất, phát sinh từ nguồn nhiệt sơ khai từ lõi trái đất, hoặc do phát sinh nhiệt từ việc ma sát bởi các phiến lục địa trượt lên nhau. Hay từ sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ tự nhiên tồn tại trong lòng đất.

    [​IMG]


    Nguồn nhiệt dưới lòng đất là nguồn năng lượng vô tận và nhiều hơn gấp trăm lần so với nguồn năng lượng từ dầu khí mà trái đất mang lại. Ví dụ, người ta chỉ cần khoan một cái giếng ở độ sâu từ 4-5km, sau đó dẫn nước xuống, nơi có độ nhiệt lên tới 2000 độ C. Nước lúc này được làm sôi lên và hơi nước nóng dẫn theo đường ống lên trên, làm chạy máy phát điện. Đây được gọi là công nghệ HDR ( Hot Dry Rock)

    Tuy nhiên đây cũng được xem là một nhược điểm lớn nhất. Bởi vì chi phí đầu tư ban đầu rất lớn và đòi hỏi phải có một công nghệ hiên đại. Hy vọng trong tương lại, các nhà khoa học sẽ tìm ra giải pháp giúp cho nguồn năng lượng địa nhiệt được áp dụng rộng rãi hơn.

    7. Năng lượng từ Dầu Thực vật phế thải


    [​IMG]

    Dầu thực vật khi thải bỏ, nếu không được tận dụng sẽ gây lãng phí lớn và gây ô nhiễm môi trường. Để khắc phục tình trạng này, tại Nhật có một công ty tên là Someya Shoten Group ở quận Sumida Tokyo đã tái chế các loại dầu này dùng làm xà phòng, phân bón và dầu VDF (nhiên liệu diezel thực vật). VDF không có các chất thải ôxít lưu huỳnh, còn lượng khỏi đen thải ra chỉ bằng 1/3 so với các loại dầu truyền thống.

    8. Năng lượng từ khí Metal Hydrate

    [​IMG]

    Khí Mêtan hydrate được coi là nguồn năng lượng tiềm ẩn nằm sâu dưới lòng đất, có màu trắng dạng như nước đá, là thủ phạm gây tắc đường ống dẫn khí và được người ta gọi là “nước đá có thể bốc cháy”. Metan hydrate là một chất kết tinh bao gồm phân tử nước và metan, nó ổn định ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, phần lớn được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu và những tầng địa chất sâu bên dưới lòng đại dương và là nguồn nguyên liệu thay thế cho dầu lửa và than đá rất tốt.

    9. Năng lượng Mặt Trời

    Một trong những nguồn năng lượng sạch đang được sử dụng rộng rãi hiện nay đó là Tấm pin năng lượng mặt trời. Pin năng lượng Mặt trời bao gồm nhiều tế bào quang điện (solar cells) - là phần tử bán dẫn có chứa trên bề mặt một số lượng lớn các cảm biến ánh sáng là điốt quang, thực hiện biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.

    [​IMG]


    Cường độ dòng điện, hiệu điện thế hoặc điện trở của pin mặt trời thay đổi phụ thuộc bởi lượng ánh sáng chiếu lên chúng. Tế bào quang điện được ghép lại thành khối để trở thành pin mặt trời (thông thường 60 hoặc 72 tế bào quang điện trên một tấm pin mặt trời). Tế bào quang điện có khả năng hoạt động dưới ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo.

    Sự phát triển Đèn led năng lượng mặt trời được xem là một ứng dụng nổi bật quan trọng, đóng góp rất nhiều cho sự phát triển đời sống vật chất tình thần của mọi người cũng như tiết kiệm chi phí. Hiện nay Đèn Led năng lượng mặt trời được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực như đèn giao thông, thắp sáng khu vực công viên, công ty, sân vận động. Không chỉ được coi là năng lượng sach, không gay ô nhiễm môi trường, cùng công suất chiếu sáng cao mà nó còn có tuổi thọ đáng kinh ngạc, có thể kéo dài tới 25 năm.

    [​IMG]

    Heveda là một trong những đơn vị nhập khẩu và phân phối trực tiếp sản phẩn Đèn led năng lượng mặt trời uy tín chất lượng nhất tại Việt Nam. Gọi ngay tới hotline0918.90.3456 | 0913.933.238 để được Heveda tư vấn và hiểu hơn về mô hình năng lượng sạch này nhé !

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này