1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

TP HCM Biện Pháp Thi Công Đóng Cừ Tràm

Thảo luận trong 'Vật liệu, Thiết bị' bắt đầu bởi quoccongadwords, 19/6/18.

  1. MB+ - Cừ tràm là một biện pháp gia cố nền đất yếu thường được sử dụng cho các công trình xây dựng vừa và nhỏ. Đóng cọc cừ tràm là để nâng cao độ chặt của đất, giảm hệ số rỗng dẫn đến nâng cao sức chịu tải của đất nền.

    Nên đóng cọc cừ tràm trong đất ở dưới vị trí mạch nước ngầm là tốt nhất, nếu để cừ trong điều kiện quá khô sẽ dẫn đến tình trạng cừ nhanh bị mục nát dẫn đến nền đất yếu đi gây ra lún và giảm độ bền của nền móng. Tiêu chuẩn đóng cừ thường đóng 25 cọc cừ / m2. Tuy chưa có nghiên cứu chính thức được công nhận về sức chịu tải của cừ tràm nhưng theo kinh nghiệm nhiều năm của những người đi trước thì nếu đóng đúng tiêu chuẩn mật độ cọc cừ / m2 thì sức chịu tải của đất có thể đạt từ 0,6 – 0,9 kg/ cm2.

    Tóm tắt biện pháp thi công đóng Cừ Tràm gia cố :

    1. Phạm vi áp dụng

    Cừ tràm được sử dụng để gia cố cho những vị trí nền đất yếu phục vụ những công trình có tải trọng truyền xuống không lớn như nhà phố, nhà cấp 4, các công trình có độ cao từ 4 tầng trở xuống.

    Cừ tràm được sử dụng ở những vị trí đất có mạch nước ngầm cao và luôn ẩm ướt. Cọc cừ tràm trong điều kiện thích hợp thì tuổi thọ sẽ khá cao có thể hơn 50 năm. Nếu trường hợp thi công đóng cọc cừ trong những nền đất khô thì độ bền của cọc cừ sẽ giảm đi rất nhiều không còn đảm bảo được sức chịu tải như lúc ban đầu mới thi công.

    2. Yêu cầu của Cừ Tràm

    Yêu cầu chọn cừ tràm trong thi công các công trình xây dựng là rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới độ bền và sức chịu tải của đất sau này. Loại cừ được chọn đảm bảo phải còn tươi 100%, thân thẳng dài từ 3,7 – 4,5 mét, đường kính gốc cừ từ 8 – 12cm, đường kính ngọn cừ từ 3 – 4,5 cm, đây cũng là loại cừ được sử dụng nhiều nhất trong các công trình xây dựng.

    3. Phương pháp đóng cọc

    Có hai phương pháp đóng cọc phổ biến là đóng cọc thủ công và đóng cọc bằng máy:

    - Đóng cọc bằng thủ công : Sử dụng vồ bằng gỗ để đóng, để tránh dập nát đầu cừ thì phải bịt đầu cừ bằng một lớp bằng sắt, sau khi đóng xong phải cắt bỏ phần bị dập. Cách này tốn nhiều nhân công, chi phí và thời gian nên thường rất ít khi sử dụng, chỉ sử dụng cho những vị trí quá nhỏ hẹp mà máy móc thiết bị không mang vào được.

    - Đóng cọc bằng máy : thường sử dụng gầu của máy cuốc để thi công. Cách này được sử dụng phổ biến hơn vì tiết kiệm được chi phí, nhân công và thời gian hơn phương pháp đóng cọc thủ công.

    4. Lưu ý khi thi công đóng cọc

    - Cọc cừ tràm có thể được đóng theo cách thủ công hoặc đóng bằng máy.

    - Cừ tràm nên đóng ở những nơi vị trí địa chất có mực nước ngầm hoặc độ ẩm cao để đảm bảo độ bền cho cọc cừ sau này.

    - Cừ tràm chỉ sử dụng cho những công trình vừa và nhỏ.

    - Cừ tràm được đóng theo quy tắc cái ốc vít, được đóng từ ngoài vào trong từ xa tới gần. Theo kinh nghiệm thường đóng dịch ra mép móng từ 10 – 20 cm để tăng sức chịu tải cho nền.

    - Khi thi công đóng cừ thì đóng theo phương thẳng đứng tránh việc cừ bị gãy hoặc bị nghiêng.

    5. Đơn vị nào chuyên thi công đóng cừ tràm uy tín?

    Công ty Cừ Tràm Thái Dương được thành lập từ năm 2012 với đội ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm và các thiết bị máy móc hiện đại. Chúng tôi chuyên cung cấp và thiết kế thi công đóng Cừ Tràm giá rẻ uy tín chất lượng tại TP.HCM và các tỉnh lân cận.

    Liên hệ ngay hotline: 0888.888.767 – Mr.Dương để được tư vấn rõ hơn về các biện pháp thi công cừ tràm. Chúng tôi rất hận hạnh được phục vụ quý khách!

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này