1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Cảnh báo tác dụng phụ của thuốc rối loạn nhịp tim

Thảo luận trong 'Dịch vụ sức khỏe' bắt đầu bởi nguyenlybnc, 11/12/18.

  1. MB+ - Tùy thuộc vào từng loại thuốc khác nhau, thể trạng sức khỏe, tình trạng thích ứng thuốc mà bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ hay không và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Dưới đây là những tác dụng phụ phổ biến thường gặp nhất khi sử dụng các loại thuốc điều trị loạn nhịp tim:

    - Hoa mắt, chóng mặt: Là triệu chứng nhẹ nhiều bệnh nhân mắc phải do sức khỏe yếu sẵn, lúc này bệnh nhân phần lớn bị tụt huyết áp.

    - Gây ho: thông thường các cơn ho khan sẽ xuất hiện sau một thời gian dùng thuốc do thuốc ức chế men chuyển Angiotensin.

    - Gây mất nước: Thông thường nhóm thuốc lợi tiểu sẽ tăng sự hoạt động của hệ bài tiết, do vậy bệnh nhân cần cung cấp đủ hoặc nhiều hơn số lượng nước trong ngày (từ 6 – 8 ly).

    Một số thuốc sau có thể giúp kiểm soát các rối loạn nhịp tim, tuy nhiên khi dùng những thuốc này cũng cần lưu ý những tác dụng bất lợi. Cụ thể:

    Xem ngay: >>> Cách điều trị rối loạn nhịp tim bằng sóng cao tần

    Amiodaron:


    Trong các thuốc nhóm III, amiodaron được dùng phổ biến nhất, có tác dụng chống loạn nhịp tim và hiệu quả trong phòng và điều trị các rối loạn nhịp thất và trên thất. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra rất nhiều các phản ứng phụ, thậm chí nghiêm trọng, do vậy cần hết sức thận trọng khi chỉ định.

    Amiodaron độc hơn các thuốc nhóm III khác và các thuốc khác nói chung. Có khoảng 70% bệnh nhân dùng amiodaron bị phản ứng phụ, trong đó có tới 5-20% bệnh nhân buộc phải dừng thuốc. Các tác dụng phụ chủ yếu của amiodaron liên quan đến liều dùng và thời gian dùng thuốc, do đó nó dễ xảy ra sau khi điều trị kéo dài và/hoặc liều cao.

    Các tác dụng phụ trên tim: Tác dụng phụ đầu tiên cần hết sức lưu ý là làm chậm nhịp tim, nhất là khi kết hợp với các thuốc khác cũng có tác dụng làm chậm nhịp. Một số bệnh nhân (nhất là các bệnh nhân suy chức năng nút xoang) có thể xảy ra nhịp rất chậm, nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, cần hết sức tôn trọng các chống chỉ định của thuốc, không bao giờ được tự ý dùng thuốc. Ngoài ra, thuốc cũng có thể làm nặng nề thêm các loại loạn nhịp, hoặc xuất hiện loạn nhịp mới. Đây là điều có vẻ như nghịch lý, nhưng lại là điều hoàn toàn có thể xảy ra, tức là thuốc chống loạn nhịp, nhưng lại gây loạn nhịp.

    Các tác dụng phụ trên tuyến giáp: Do trong cấu trúc phân tử amiodarone có chứa iode nên không những gây tác dụng phụ trên tuyến giáp mà còn làm sai lệch các kết quả xét nghiệm về chức năng tuyến giáp. Do vậy, trước khi dùng phải kiểm tra kỹ chức năng tuyến giáp. Thuốc có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp (thiểu năng hoặc cường năng tuyến giáp); thường bắt đầu thấy các triệu chứng rõ rệt sau 2-3 tháng dùng thuốc.

    Các tác dụng phụ trên phổi: Nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc mà xuất hiện dấu hiệu khó thở, ho khan thường kèm theo mệt mỏi, suy nhược toàn thân thì phải chú ý kiểm tra phổi, thuốc có thể gây viêm phổi kẽ, viêm phổi quá mẫn, xơ phổi.

    Tác dụng phụ trên da: Quá mẫn với ánh sáng là một tác dụng phụ trên da hay gặp nhất. Dùng amiodaron lâu ngày ít khi làm da đổi thành màu xanh xám, tình trạng này hay gặp hơn ở người có nước da trắng hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mà không có biện pháp bảo vệ.

    Tác dụng phụ trên mắt: Rối loạn thị giác, gồm nhìn quầng, nhìn lóa, sợ ánh sáng và khô mắt xảy ra ở khoảng 10% số bệnh nhân. Lắng đọng giác mạc không triệu chứng (lắng đọng vi thể) xảy ra ở gần như tất cả các bệnh nhân sau khi dùng amiodaron khoảng 6 tháng.

    Một số tác dụng phụ khác cũng có thể gặp như tăng men gan, chán ăn, buồn nôn... nhưng tần suất ít hơn và thường rất nhẹ.

    [​IMG]

    Sotalol:

    Đây thực chất là thuốc ức chế thụ thể beta (thuốc chống loạn nhịp nhóm II, tuy nhiên do cơ chế tác dụng của thuốc cũng giống các thuốc nhóm III nên vẫn được xếp vào nhóm này), do vậy khi dùng thuốc phải lưu ý rất nhiều chống chỉ định của nhóm thuốc ức chế thụ thể beta. Các tác dụng phụ hay gặp nhất có thể dẫn đến phải ngừng sotalol, gồm: mệt mỏi, nhịp tim chậm, suy nhược, tiêu chảy, chóng mặt. Những bệnh nhân bị bệnh phế quản co thắt từ trước có nguy cơ cao bị hen, rối loạn nhịp thở hoặc co thắt phế quản nặng thêm do sotalol ức chế các catecholamin nội sinh, là chất gây co thắt phế quản thông qua tác dụng đối kháng beta. Cả tăng và hạ đường huyết đều có thể xảy ra khi dùng sotalol. Sotalol có thể can thiệp vào quá trình phân giải glycogen gây tăng đường huyết và thuốc cũng có thể che khuất các triệu chứng của hạ đường huyết. Cần thận trọng khi dùng sotalol ở những bệnh nhân đái tháo đường không ổn định.

    Bretylium:

    Bretylium không có hiệu quả trong điều trị loạn nhịp trên thất, nhưng có hiệu quả trong điều trị rung thất khi phối hợp với khử rung. Bretylium có tác dụng chống rung thất do làm tăng cao ngưỡng rung thất. Thuốc có tác dụng ức chế giao cảm nên cũng được xếp cả vào nhóm 2. Do tác dụng ức chế giao cảm nên gây hạ huyết áp, vì vậy ở các bệnh nhân đang sử dụng các thuốc hạ áp, phải hết sức cẩn trọng.

    ► Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

    Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự úy ngưng sử dụng thuốc hoặc tự ý thêm thuốc dưới bất cứ hình thức nào nếu chưa được phép đồng ý của bác sĩ.

    - Thường xuyên theo dõi những diễn biến xảy ra trong quá trình dùng thuốc của cơ thể. Nếu gặp bất cứ tác dụng phụ của thuốc nào có trong hướng dẫn thuốc phải lập tức báo bác sĩ. Trường hợp quá nặng thì ngưng dùng thuốc và tới cơ sở y tế ngay.

    - Khi sử dụng các loại thuốc kết hợp chung nhằm tăng sự tương tác thuốc, mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh thì cần hỏi ý kiến bác sĩ rồi mới dùng.

    - Nếu bạn mắc các chứng bệnh khác do tác dụng phụ của thuốc hoặc các loại bệnh khác song hành cần dùng thuốc thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, kể cả thuốc tây y.

    - Hạn chế tuyệt đối các loại thực phẩm, thức uống không tốt cho tim mạch hoặc có thể gây kích ứng khi tương tác với thuốc tây trong cơ thể như các thức uống chứa cồn, thức ăn giàu chất béo xấu, đạm, chiên rán...

    - Lưu ý bảo quản thuốc trong nhiệt độ vừa phải (23 -27 độ), thoáng mát và đậy kín thuốc khi không sử dụng.
    _______________
    Nguồn: http://binhnghiamst.com

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này