1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Chia sẻ các nguyên nhân thoái hóa khớp bàn chân

Thảo luận trong 'Dịch vụ sức khỏe' bắt đầu bởi phongbenhmoingay, 16/2/20.

  1. MB+ - Thoái hóa khớp bàn chân là bệnh lý tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có thể phát sinh nhiều biến chứng phức tạp, ảnh hưởng đến chức năng vận động chân cũng như sức khỏe, tâm lý của người bệnh. Khi khớp bàn chân bị thoái hóa sẽ có nguy cơ xuất hiện tình trạng teo cơ, biến dạng khớp bàn chân, liệt chân nếu không có biện pháp điều trị sớm. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau.

    Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp bàn chân
    Bàn chân là khu vực tập hợp nhiều khớp nhỏ cùng hệ thống dây thần kinh, cơ, gân, dây chằng phức tạp, là bộ phận nâng đỡ cơ thể, giúp con người có thể đứng vững, thực hiện được nhiều hoạt động như: đi lại, chạy nhảy, leo cầu thang, đạp xe đạp, leo dốc,…

    Giống với các khớp khác trên cơ thể, khớp bàn chân cũng rất dễ gặp tổn thương nếu xảy ra tai nạn, té ngã, va đập mạnh,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây thoái hóa khớp bàn chân, song song với tình trạng lão hóa nguyên phát tự nhiên:

    + Thoái hóa nguyên phát: Đây là tình trạng thoái hóa bàn chân xảy ra chủ yếu ở những người lớn tuổi (phổ biến từ 40 tuổi trở lên). Nguyên nhân gây thoái hóa khớp bàn chân do sụn, xương dưới sụn mòn dần, bề mặt sần sùi theo quy luật lão hóa tự nhiên của xương khớp, các bộ phận như cơ, gân, dây chằng trở nên lỏng lẻo, hoạt động kém hiệu quả, từ đó phát sinh đau nhức ở vùng bàn chân và các ngón chân.

    Tham khảo thêm thông tin địa chỉ chữa trật khớp uy tín mà bạn nên đến

    Khi khớp bàn chân bị thoái hóa, các đầu khớp bắt đầu lộ ra do tình trạng mòn, nứt vỡ sụn khớp, khi con người vận động, các đầu xương sẽ tiếp xúc và cọ xát với nhau, khiến khớp phát ra các tiếng kêu lục cục, đồng thời phát sinh những cơn đau nhức khó chịu, có thể chỉ đau ở bàn chân hoặc lan lên cả cẳng chân, đầu gối,….

    [​IMG]

    + Thoái hóa thứ phát: Đây là nguyên nhân thoái hóa khớp bàn chân do quá trình sinh hoạt, lao động, chơi thể thao gây ra, chủ yếu là các chấn thương khiến xương khớp yếu, từ đó tăng tốc độ thoái hóa:

    • Thường xuyên làm các công việc nặng nhọc như bưng bê, mang vác vật nặng gây áp lực lên đôi chân, trong đó có khớp bàn chân, lâu ngày khiến khớp chân trở nên yếu hơn.
    • Làm việc, chơi thể thao quá sức nhưng không nghỉ ngơi hợp lý, khiến xương khớp không có thời gian hồi phục trước khi tiếp tục vận đồng, làm tăng nguy cơ bị thoái hóa bàn chân.
    • Chế độ ăn uống không hợp lý khiến cơ thể thiếu chất (đặc biệt là canxi, photpho, magie,… – những chất cấu tạo xương khớp), từ đó gây ra tình trạng thoái hóa khớp bàn chân.
    • Gặp chấn thương khi chơi thể thao, làm việc, tai nạn do té ngã, va đạp mạnh, tai nạn giao thông,… có thể khiến cấu trúc xương khớp yếu dần, tổn thương sụn, xương dưới sụn.
    Ngoài những nguyên nhân gây thoái hóa khớp như trên, bệnh cũng có thể phát sinh dựa vào một số tác nhân như: yếu tố di truyền, mắc một số bệnh xương khớp khác (viêm gân, trật khớp bàn chân, viêm khớp, hội chứng ống cổ chân,….), gãy xương ở khớp bàn chân,….Hãy tham khảo ngay những phương pháp chữa trật khớp cổ chân hiệu quả nhất nhé

    Những nguy hiểm và tác hại của thoái hóa khớp bàn chân
    Thoái hóa khớp bàn chân không nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng lại có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của đôi chân:

    • Đau nhức mãn tính: Sau 1 thời gian khởi phát bệnh ở tình trạng cấp tính kèm theo các cơn đau nhức khớp khó chịu, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính với những cơn đau nặng kéo dài dai dẳng, có thể khỏi sau vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài năm.
    • Teo cơ, biến dạng khớp: Khi bị thoái hóa, khớp bàn chân sẽ dần xuất hiện tình trạng co rút, teo cơ do cấu trúc cơ, gân, dây chằng dần thay đổi, sụn và xương dưới sụn sần sùi khiến khớp biến dạng, bàn chân có dấu hiệu cong vẹo bất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động bàn chân.
    • Liệt khớp bàn chân: Khi bệnh phát triển đến mức độ nghiêm trọng, ngoài các cơn đau nhức dai dẳng, chân biến dạng, người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với khả năng bị liệt khớp, rất khó chữa trị.

    Ngoài những tác hại khôn lường đối với hệ cơ xương khớp khi bị thoái hóa khớp bàn chân, bệnh lý này còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này