1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam:

Thảo luận trong 'Dịch vụ công nghệ' bắt đầu bởi tuanda_ge, 16/7/18.

  1. MB+ - Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam:

    Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Theo quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chia thành ba loại đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, quy định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa (Wikipedia)

    Một số đặc điểm

    - Gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức: do thủ tục vay vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ khá khó khăn, thế chấp, rủi ro... Quy mô vốn nhỏ: nguồn vốn của công ty chủ yếu đến từ vốn chủ, khả năng vay được vốn để bổ sung vào nguồn vốn sản xuất kinh doanh là không cao. Điều này là một cản trở không nhỏ trong việc triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học, các giải pháp công nghệ thông tin mới vào các hoạt động sản xuất nói chung chăm sóc khách hàng và marketing nói riêng.

    - Cạnh tranh gay gắt: đến từ các công ty trong nước (cùng ngày nghề, am hiểu như nhau, sử dụng kinh nghiệm, kỹ thuật như nhau…) và đến từ các công ty nước ngoài (kinh nghiệm quản lý tốt, nguồn lực tài chính, nguồn lực con người mạnh, hoạt động marketing đạt hiệu quả cao).

    - Không dành nhiều nguồn lực cho hoạt động xây dựng thương hiệu, marketing, chăm sóc khách hàng: Nguồn lực của công ty chủ yếu dùng cho sản xuất sản phẩm và hoạt động bán hàng (khuyến mãi, quảng cáo…), ít dùng cho hoạt động nghiên cứu, chăm sóc khách hàng hay định vi thương hiệu. Đây có vẻ như là một sai lầm thường gặp kể cả với công ty lớn, minh chứng là việc hiện trên thế giới có rất ít thương hiệu của Việt Nam có mặt, đứng trong top của một bảng xếp hạng nào đó mặc dù nguồn lực họ có không phải là nhỏ.

    - Chiến lược phát triền công ty chưa có định hướng rõ ràng: Thương xuyên hoạt động theo kiểu ăn ngay, phụ thuộc vào mùa vụ, … chưa có kế hoạch trung và dài hạn. Việc này khiến cho công ty bị động, các đối tác cũng khó tin tưởng cho việc vay vốn, giao những đơn hàng quan trọng.

    - Thiếu nhân lực chất lượng cao: công ty không đủ sức hấp dẫn hoặc chính sách sử dụng nhân lực đang có vấn đề, do đó nhân viên không có môi trường tốt, không còn hứng thú và bỏ đi.

    Cũng số liệu trong năm 2017 cho biết những đánh giá của doanh nghiệp như sau: Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý IV, có 61,1% số doanh nghiệp cho rằng khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 45,1% số doanh nghiệp cho rằng do nhu cầu thị trường trong nước thấp; 32,7% số doanh nghiệp cho rằng gặp khó khăn về tài chính; 31,5% số doanh nghiệp cho rằng không tuyển được lao động theo yêu cầu; 27,9% số doanh nghiệp cho rằng lãi suất cao và 22,2% số doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh cao của hàng nhập khẩu là yếu tố quan trọng (theo số liệu của tổng cục thống kê tính đến tháng 4/ 2017).

    Nhìn chung bức tranh tổng thể doanh nghiệp vừa vả nhỏ có khởi sắc trong xu thế nền kinh tế đang từng bước được phục hồi, những vấn đề gặp phải vẫn chưa thực sự cấp bách khi nền kinh tế còn ổn định, và vẫn còn có thời gian để giải quyết.

    Nhưng trong lâu dài chúng ta phải cùng nhìn lại, hoạch định chiến lược phù hợp, nâng cao chất lượng sau khi đã mở rộng đáng kể về quy mô, hơn nữa giữa hàng trăm nghìn doanh nghiệp, doanh nghiệp bạn ở đâu trong mắt người tiêu dùng nếu tiếp tục không có điểm nhấn?
    : mobifone

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này