1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Đừng để mẹ héo mòn, con còi cọc vì bệnh hậu sản

Thảo luận trong 'Đồ dùng Bé và Mẹ' bắt đầu bởi dkxanh, 25/7/20.

  1. MB+ - Bệnh hậu sản là gì?
    Theo quan niệm dân gian, hậu sản thường kéo dài 3 tháng và theo y học hiện đại là 6 tuần. Đây là thời điểm các sản phụ cần cảnh giác với các chứng bệnh hậu sản nguy hiểm như:



    - Băng huyết: là tai biến sản khoa thường gặp nhất trong vòng 24h sau sinh đe dọa trực tiếp đến tính mạng sản phụ. Triệu chứng dễ thấy nhất là ra máu ồ ạt sau khi sinh khiến sản phụ bị choáng, xanh xao, hạ huyết áp, mạch nhanh, chân tay lạnh,… Nguyên nhân dẫn đến băng huyết có thể là do đờ tử cung, rách đường sinh dục, sót rau.



    [​IMG]

    Mẹ có nguy cơ mắc bệnh hậu sản sau sinh



    - Nhiễm khuẩn hậu sản: là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục xảy ra trong thời kì hậu sản. Các bộ phận có thể nhiễm khuẩn bao gồm âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn, tử cung, phần phụ, phúc mạc, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.



    - Cơn đau tử cung: sau sinh, trong tử cung vẫn còn máu cục và sản dịch nên tử cung sẽ co bóp mạnh để đẩy chúng ra ngoài gây ra các cơn đau tử cung. Thông thường, ở những sản phụ sinh con đầu lòng ít gặp do tử cung còn hoạt động tốt. Ngược lại, với những người sinh con nhiều lần, càng về sau cơn đau tử cung càng nghiêm trọng hơn do cơ tử cung yếu dần sau sinh.



    - Trầm cảm: sau sinh, sản phụ có thể đối mặt với cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng, hoảng hốt, căng thẳng kéo dài. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể sản phụ gây suy nhược cơ thể, thiếu chất, thần kinh suy nhược, hoang tưởng. Nguy hiểm hơn, bệnh còn khiến em bé không được chăm sóc chu đáo từ mẹ, thậm chí nhiều sản phụ rối loạn tâm thần nảy sinh ý nghĩ và hành động làm hại chính mình hoặc hại con cái, người thân.



    Nhìn chung, các chứng bệnh hậu sản không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ mà còn đe dọa đến sự phát triển của em bé. Bản thân người sản phụ lẫn gia đình cần có sự chuẩn bị tâm lý, và kiến thức để phòng chống bệnh hậu sản, tránh kiêng cữ quá mức dẫn đến “lợi bất cập hại”.

    Tắm gội sau sinh đúng lúc, đúng cách – lợi mẹ, lợi con, lợi đủ đường
    Một ngày không tắm gội đã thấy ngứa ngáy khó chịu, ấy vậy mà nhiều phụ nữ sau sinh có thể kiêng tắm gội, kiêng rửa mặt, thậm chí kiêng đánh răng cả tháng ở cữ vì lý do “không kiêng thì sau này khổ”, “không kiêng thì hậu sản đừng than”… Chung quy cũng chì vì 3 chữ “bệnh hậu sản”.



    [​IMG]

    ThS.BS. Vũ Công Khanh có 20 năm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh



    Dù y học hiện đại đã chứng minh kiêng nước sau sinh là phản khoa học, là không cần thiết nhưng nhiều người vẫn cố chấp không tin. Hậu quả là khiến các bệnh hậu sản diễn ra dài hơn, nghiêm trọng hơn và khó điều trị hơn.



    Mỗi phút trôi qua, cơ thể chúng ta đều có 50.000 tế bào da chết đi, một ngày có đến hàng trăm tỉ tế bào chết lưu lại trên da. Cơ thể người phụ nữ vừa sinh xong rất yếu, hàng rào miễn dịch suy giảm đáng kể khiến chị em là đối tượng hàng đầu bị nhiễm khuẩn, việc vệ sinh thân thể lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Chính vì thế bác sĩ Vũ Công Khanh – Phó trưởng khoa sản Bệnh viện Bạch Mai - người có hơn 20 năm công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sau sinh khuyên rằng:



    - Với sản phụ sinh thường: lau người bằng nước ấm sau 2h sinh, tắm gội sau 3 ngày.



    - Với sản phụ sinh mổ: lau người bằng nước ấm sau 6 – 8h sinh, tắm gội sau 7 ngày (khi vết mổ đã khô).



    “Ngoài ra, sản phụ nên sử dụng sản phẩm xông tắm Dao’spa mama vừa giúp vệ sinh cơ thể và vùng kín sạch sẽ, sản phụ nhanh chóng hồi phục, lấy lại sự cân bằng tự nhiên của cơ thể lại phòng tránh các bệnh hậu sản nguy hiểm” – bác sĩ Khanh chia sẻ.

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này