1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Hà Nội Dùng sữa bầu và các lợi ích tuyệt vời đem tới cho con

Thảo luận trong 'Thị trường khác' bắt đầu bởi muoigentis, 24/8/19.

  1. MB+ - Nhiều chị em cho rằng việc uống sữa bầu là không cần thiết vì chỉ vào mẹ chứ không vào con. Ngoài ra vị sữa khó uống, ốm nghén cũng là lý do để các thai phụ từ chối uống sữa khi mang bầu. Liệu đây có phải là quyết định đúng đắn.>> https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina
    Dùng sữa bầu cùng với những lợi ích tuyệt vời mang lại cho con

    Các chuyên gia cho biết, nếu bạn có kế hoạch mang thai từ trước thì hãy bổ sung sữa bầu trước đó 3 tháng. Điều này giúp ngăn ngừa sinh con dị tật ống thần kinh, bởi ống thần kinh được hình thành từ rất sớm, chỉ trong 28 ngày đầu của thai kỳ.
    Sữa bầu là gì?

    Sữa bầu là loại sữa được chế biến theo công thức dành riêng cho thai phụ. Ngoài việc thỏa mãn chức năng của các loại sữa nói chung, còn bổ sung thêm nhiều chất cần thiết dễ bị thiếu hụt trong quá trình mang thai như sắt, canxi, kẽm, axit folic…
    Ngoài ra các loại sữa dành cho bà bầu cũng được bổ sung Omega 3, Omega 6, DHA, ARA… hỗ trợ phát triển não bộ của thai nhi. Hiện nay có rất nhiều các loại sữa cho bà bầu, và việc lựa chọn sữa bầu nào tốt cũng tùy thuộc vào từng tiêu chí khác nhau.
    [​IMG]
    Sữa bầu sẽ bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai phụ trong thai kỳ
    Khi thai nghén, tâm lý và sinh lý mẹ bầu đều thay đổi. Thường có một số mùi vị, hương vị khiến mẹ bầu ăn, uống, ngửi sẽ thấy rất sợ, buồn nôn…
    Mặc dù các hãng sản xuất cũng đã làm nhiều cách để làm cho sữa bà bầu dễ uống hơn như thêm hương liệu tạo mùi thơm dễ uống (Socola, Vani, trà xanh), làm vị sữa nhạt hơn…
    Việc này chỉ giúp cải thiện phần nào vì khẩu vị mỗi mẹ bầu khác nhau.
    Thai phụ có thực sự cần thiết uống sữa bầu khi mang thai?

    Việc uống sữa bầu các mẹ nên theo chỉ định của bác sĩ. Có mẹ được khuyên chỉ cần bổ sung dinh dưỡng đẩy đủ qua các bữa ăn hàng ngày là được. Với những mẹ ốm nghén nặng, thể trạng yếu phải bổ sung thêm sữa bầu để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.
    Như trường hợp chị Hiền ở TP.HCM là một ví dụ:
    Thời con gái chị luôn được mọi người ngưỡng mộ vì vóc dáng chuẩn và chiều cao lý tưởng. Đến khi chị mang bầu thì không dám uống sữa vì sợ mất dáng.
    Do cơ thể chị khá gầy và yếu nên bác sĩ sản đã chị khuyên nên uống sữa bầu khi mang thai. Không tuân theo bác sĩ, chị tự ý ăn uống theo lời mách bảo truyền miệng, kết quả con chị sinh ra bị thiếu cân, chỉ nặng 2,5kg, còi cọc, lại hay ốm yếu.
    [​IMG]
    Sữa bầu cần thiết hay không sẽ phụ thuộc vào thể trạng thai phụ>> xét nghiệm quốc tế gentis
    Thực tế không riêng gì chị Hiền, nhiều chị em phụ nữ khi mang thai luôn lo sợ mình quá mập, hoặc vì sữa bầu khó uống nên thai phụ thường bỏ qua.
    Trên thực tế sữa bầu nếu được dùng đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích cho những bà mẹ vốn có thể trạng yếu.
    Lợi ích của sữa bầu với phụ nữ mang thai

    Sữa bầu sẽ giúp chị em thai phụ kịp thời bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ:
    • Không chỉ cung cấp năng lượng, giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh suốt thai 9 tháng 10 ngày, sữa bầu còn giúp mẹ bổ sung canxi, hỗ trợ tối đa quá trình phát triển của thai nhi.
    • Cung cấp công thức đặc biệt dành riêng cho các bà mẹ mang thai, sữa bầu bổ sung rất nhiều vi chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé như sắt, axit folic, vitamin,… Đây cũng là những chất rất dễ bị thiếu hụt trong quá trình mang thai.
    • Sữa bầu còn được bổ sung Omega-3, Omega-6, DHA, ARA… hỗ trợ đắc lực cho sự hình thành và phát triển của bộ não thai nhi.
    • Vì được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai, nên sữa bầu được bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất: Axit amin, vitamin B12,… là những loại vitamin không được bổ sung trong sữa tươi. Đối với những mẹ bầu lựa chọn uống sữa tươi, cần bổ sung thêm những vi chất này từ các nguồn khác.
    Vì thế, ngay từ khi biết tin mình có thai, nếu thể trạng yếu, thiếu hụt dưỡng chất quan trọng thì chị em nên uống sữa dành cho bà bầu theo công thức được nghiên cứu chuyên biệt cho thai kỳ.
    Cách uống sữa bầu theo ý kiến chuyên gia

    Để uống sữa bầu khi mang thai đúng cách, mẹ cần uống đúng liều lượng, thời điểm hợp lý:
    • Liều lượng sữa: Mẹ chỉ nên uống trung bình từ 250 – 500ml sữa bầu mỗi ngày, không nên uống quá nhiều hay quá ít. Uống quá nhiều, trẻ sẽ có nguy cơ bị thừa cân, suy tim, suy hô hấp; cơ thể dư thừa canxi, dẫn đến thiếu hụt chất sắt do canxi cản trở việc hấp thụ chất sắt vào cơ thể. Ngược lại, nếu uống quá ít thì cơ thể không đủ năng lượng chuẩn bị cho quá trình phát triển của thai nhi.
    • Pha sữa đúng cách: Mẹ nên pha đúng liều lượng, cân bằng đủ lượng nước và lượng bột sữa theo hướng dẫn để tránh tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón sau khi uống.
    • Thời gian uống sữa: Mẹ có thể uống vào những thời gian khác nhau trong ngày. Nhưng không nên uống ngay trước khi ngủ hay trong bữa ăn để tránh gây cảm giác đầy bụng.
    [​IMG]
    Mẹ bầu cần uống sữa đầy đủ, đúng liều lượng theo khuyến cáo bác sĩ
    Những lưu ý khi uống sữa bầu

    Vì sữa bầu khá khó uống nên để mẹ quen dần, phải ghi nhớ những điều sau:
    • Không nên ép mình uống hết 1 ly sữa trong một lần, chia nhỏ làm nhiều lần và uống từ từ trong ngày. Đến khi quen dần, mẹ có thể uống một hơi.
    • Để giúp mẹ uống sữa dễ dàng hơn, hiện nay các công ty đã sản xuất ra rất nhiều hương vị cho mẹ lựa chọn nên không phải lo ngại sữa bầu có vị tanh nữa nhé!
    • Nếu thấy sữa bà bầu có vị khó uống thì không nên ép bản thân phải uống, mẹ bầu có thể thay thế bằng sữa tươi tiệt trùng.
    Tuy nhiên, nếu không thể uống sữa bầu khi mang thai, mẹ nhất định phải bổ sung thêm các sản phẩm khác thay thế nguồn dinh dưỡng trong sữa bằng thịt, cá, rau xanh, hoa quả… để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
    >> dịch vụ sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
    : nipt

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này