1. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Hà Nội Làm kế toán thương mại dịch vụ biết 5 mẹo, cơ hội thăng tiến rộng mở

Thảo luận trong 'Tuyển dụng' bắt đầu bởi HoangAnh68, 21/12/19.

  1. MB+ -
    Nhiều người làm kế toán nói chung và kế toán thương mại dịch vụ nói riêng công việc mãi trì trệ, chưa thăng tiến. Nguyên nhân do người lao động chưa biết đến các mẹo làm việc hiệu quả.

    Trong các lĩnh vực thuộc kế toán, công việc kế toán thương mại dịch vụ là lựa chọn phổ thông và có tính cạnh tranh cao. Đồng thời với mức thu nhập hấp dẫn là môi trường làm việc căng thẳng. Chính vì vậy để có thể gắn bó lâu dài với nghề, người lao động cần trang bị phương pháp làm việc nhanh, tiết kiệm thời gian, công sức góp phần nâng cao hiệu quả.

    Kế toán là quá trình xác định, ghi chép, tổng hợp và báo cáo các thông tin kinh tế cho những người ra quyết định. Quá trình kế toán được mô tả như sau: Các sự kiện hay giao dịch -> Phân tích và ghi chép -> Các báo cáo tài chính -> Những người sử dụng (theo Wikipedia).

    Đối với kế toán lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng sẽ thực hiện các thao tác lao động tương tự lĩnh vực kế toán nói chung nhưng cần thêm những kỹ năng đặc thù. Dưới đây là một vài bí kíp giúp nâng cao hiệu quả làm việc.

    Xác định rõ đối tượng và nhiệm vụ của hoạt động kế toán

    Mỗi lĩnh vực kế toán có một đối tượng cần xác định cụ thể, chẳng hạn lĩnh vực ngân hàng đối tượng là các khoản thu chi vay, lãi,…; lĩnh vực kho hàng: số lượng hàng hóa, hàng xuất/nhập kho,… Đối với ngành thương mại dịch vụ mục tiêu của hoạt động kế toán là hàng hóa (có thể là sản phẩm cầm – nắm được như lương thực – thực phẩm, trang thiết bị, phương tiện giao thông, máy móc,… và có loại không cầm nắm được như: dịch vụ giáo dục, y tế, du lịch, giải trí…).

    Từ những đối tượng kế trên, các kế toán viên sẽ hoạch định ra nhiệm vụ lao động cụ thể, phù hợp. Thông thường sẽ có 3 nhiệm vụ:

    Thứ nhất: phân tích, ghi chép, tổng hợp số liệu, thu chi trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

    Thứ hai: theo dõi, giám sát quá trình vận hành sản xuất của doanh nghiệp, lên kế hoạch điều chỉnh kế hoạch sản xuất, phối hợp với các phòng ban (phòng kinh doanh, phòng marketing) lên ngân sách thực hiện các công việc liên quan.

    Thứ ba: thực hiện báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh cho cấp trên, VAT, cơ quan thuế,…Qua đó, thấy rõ được vai trò quan trọng của người kế toán đối với công ty, đặc biệt trong thương mại - dịch vụ khi nguồn lợi nhuận phần lớn đến từ bán hàng thay vì sản xuất, thậm chí có doanh nghiệp không sản xuất chỉ thuần buôn bán.
    [​IMG]
    Việc xác định đối tượng và nhiệm vụ kế toán có vai trò quan trọng, liên quan mật thiết với nhau

    Chỉ cần một sai sót trong kế toán đã ảnh hưởng đến doanh thu của công ty và quỹ lương, thưởng của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong tổ chức. Đồng thời, nhân viên kế toán nên phối hợp với các phòng ban nếu như công việc quá tải hoặc báo cáo cấp trên bổ sung nhân sự sao cho hoạt động này diễn ra thông suốt mới mang hiệu quả thiết thực.

    Bí kíp nâng cao hiệu quả công việc thường nhật của kế toán viên

    Tương tự các lĩnh vực lao động liên quan đến những con số, việc làm kế toán thương mại dịch vụ cũng phân chia rõ ràng giữa thường nhật và cuối tháng, hết quý, cuối năm. Đồng thời, nhiệm vụ cho công việc hằng ngày cũng sẽ khác với dịp cuối tháng, quý, năm. Việc vạch ra được các hoạt động cần làm trong một ngày sẽ góp phần xử lý công việc khoa học, phân bổ thời gian hợp lý. Cụ thể, những công việc sẽ bao gồm các thao tác sau:​
    • Ghi chép, theo dõi các khoản thu chi, lập phiếu thu chi, quyết toán các khoản phải chi trả theo ngày
    • Theo dõi hàng hóa tồn kho, lên kế hoạch giải quyết hàng tồn cũng như điều chỉnh việc nhập hàng mới.
    • Tiến hành ghi chép việc bán hàng mua lẻ và bán buôn
    • Áp dụng thông tư 64/2013 hạch toán chương trình khuyến mại hàng hóa.
    • Lập danh sách và lưu giữ giấy tờ về việc nộp tiền, chi tiền.
    • Giám sát tình hình công nợ và các khoản sắp phải chi trả của doanh nghiệp.
    • Ghi chép một cách chi tiết các thông số về các khoản cần phải chi cho các năm ( định kỳ hoặc phát sinh)​
    [​IMG]

    Hoạt động kế toán hằng ngày thường liên quan đến việc giám sát, theo dõi tình hình hàng hóa và thu chi của doanh nghiệp

    Đối với công việc những ngày cuối tháng cũng tương tự hoạt động thường nhật chỉ thêm việc chi trả công nợ theo tháng. Ở nhiều doanh nghiệp kế toán còn kiêm luôn cả chi trả lương cho công nhân viên trong trường hợp nhân sự thiếu.

    Mẹo nâng cao hiệu quả công việc hằng quý của kế toán viên

    Nếu như các công việc hàng ngày của người kế toán nặng về theo dõi, ghi chép thì việc tổng kết quý cũng không khác là mấy, thậm chí áp lực các khoản thu chi còn cao hơn. Để giúp các kế toán viên giảm thiểu “đau đầu” mỗi khi phải làm báo cáo hằng quý, hãy chú ý các điểm sau:
    • Sau mỗi tháng cần lập báo cáo về thuế, tổng thu chi trong tháng để đến khi tổng hợp quý sẽ chỉ cần tổng hợp kết quả của 3 tháng.

    • Tạo dựng mối quan hệ đối với cơ quan thuế và ngân hàng, nhờ họ thông báo thu tiền trước một 1-2 tuần để kế toán viên lên kế hoạch thu chi của doanh nghiệp sau đó nộp lại.
    [​IMG]

    Nếu người kế toán chỉn chu các công đoạn làm việc hằng ngày, hằng tháng đến hết tổng hợp quý sẽ diễn ra nhanh và gọn gàng hơn
    • Học thêm về luật kế toán, am hiểu các thông tư quan trọng, cụ thể như thông tư 200 về báo cáo tài chính để tiến hành phù hợp với quy định pháp luật, tránh sai sót về thủ tục hành chính sẽ gây mất nhiều thời gian xử lý.
    • Lập thông báo và tổng hợp thu chi cá nhân lẫn toàn doanh nghiệp.

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này