1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Làm thêm và những điều cần biết khi làm thêm tại Đức

Thảo luận trong 'Tuyển sinh, Du học' bắt đầu bởi GreenwayEDU, 13/8/19.

  1. MB+ - Ngoài các vấn đề như học gì, học ở đâu, sinh hoạt như thế nào, thì cũng rất nhiều bạn du học sinh quan tâm đến vấn đề làm thêm. Vậy, làm thêm và những lưu ý khi làm thêm tại Đức là gì? Tìm hiều ngay qua bài viết sau đây.
    1. Làm thêm ở Đức có khó không?
    Đức là một quốc gia đông dân. Dân số ở đây luôn dẫn đầu châu Âu và số lượng nhập cư cũng lớn nhất thế giới. Chính vì vậy nhịp sống và làm việc ở đây cũng sôi động hơn hẳn. Cơ hội việc làm cũng theo đó mà rộng mở đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên đối với các công việc chất xám, yêu cầu tiếng Đức cũng ít nhiều làm cản trở các bạn du học sinh. Nếu bạn tự tin về trình độ tiếng của mình, cứ mạnh dạn ứng tuyển vì biết đâu cơ hội sẽ đến bất cứ lúc nào. Còn nếu không, cũng đừng vội nản chí, các bạn có thể tìm các công việc ở quán ăn nhanh, cafe, nhà hàng ... vừa để củng cố thêm về ngôn ngữ cũng như tìm cho mình những mối quan hệ bạn bè mới.
    [​IMG]
    2. Những quy định về làm thêm ở Đức.
    Theo Luật Ngoại kiều Đức và Luật Lao động hiện hành, sinh viên du học muốn tham gia lao động hay làm thêm kiếm thu nhập phải được Sở Lao động địa phương và Sở Ngoại kiều đồng ý cấp phép. Giấy phép Lao động (Arbeitserlaubnis) này, bạn phải xin trước khi bắt đầu tham gia vào lao động.
    Tuy nhiên nếu là sinh viên chính thức của các trường đại học thì được miễn giấy phép khi làm thêm trong 90 ngày/năm với 8 tiếng/ngày hoặc 180 ngày/năm nếu làm 4 tiếng/ngày, không phân biệt ngày thường hay các kì nghỉ, lễ. Nhưng nếu bạn làm việc hơn 20 tiếng/tuần thì tuần đó sẽ được tính tương đương với 7 ngày làm việc.
    Nếu bạn làm cho trường đại học nơi mà bạn đang theo học thì thời gian quy định sẽ linh hoạt cho bạn hơn, nhưng bạn vẫn phải xin giấy phép để được làm thêm so với số giờ quy định trên.
    Mức thuế thu nhập ở Đức khá cao, tuy nhiên nếu mức thu nhập của các bạn sinh viên dưới 400 - 450 euro/tháng thì được miến thuế.
    [​IMG]

    Trong trường hợp thực tập, nếu kì thực tập có quy định trong chương trình học thì sẽ không cần xin Giấy phép Lao động và cũng sẽ không áp dụng tính 90 ngày hay 180 đối với nửa ngày, kể cả đối với thực tập có tính lương. Tuy nhiên, nếu kỳ thực tập không có trong chương trình học của bạn thì bạn cần phải có Giấy phép Lao động hoặc thời gian đó sẽ được tính theo quy định 90 ngày (180 nửa ngày).
    Sinh viên dự bị Đại học (Studienkolleg) chỉ có thể tham gia lao động trong những dịp nghỉ hè và nghỉ đông và cần được Sở Lao động địa phương, Sở Ngoại kiều đồng ý, cấp giấy phép.
    Trường hợp bạn đang là sinh viên tham gia khóa tiếng Đức thì không được phép lao động.

    Chia sẻ trang này

  2. Comments1 Đăng bình luận
  3. GreenwayEDU

    GreenwayEDU Thành Viên Mới

Chia sẻ trang này