1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Mitsubishi - Dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh

Thảo luận trong 'Thảo luận, Hỏi đáp' bắt đầu bởi ducbkvn19, 10/12/19.

  1. MB+ - Theo nhiều doanh nghiệp, bản dự thảo vẫn lộ rõ bất cập trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cũng như điều kiện về cơ sở bảo hành bảo dưỡng ô tô và vấn đề triệu hồi xe.
    Theo dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô hiện đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi. Mặc dù có những điểm tiến bộ nhưng bản dự thảo vẫn còn lộ rõ bất cập trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, điều kiện về cơ sở bảo hành bảo dưỡng ô tô và vấn đề triệu hồi xe.
    Mitsubishi Triton 2020


    Lơ là sở hữu trí tuệ
    Nhiều doanh nghiệp (DN) kinh doanh, nhập khẩu xe ô tô vừa qua đã nhận được bản Dự thảo này. Như chia sẻ của ông Trần Tấn Trung, Tổng Giám đốc Công ty CP Liên Á Quốc tế (nhà phân phối của hãng ô tô Audi tại Việt Nam), việc ban hành nghị định sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh của DN trong ngành ô tô. Đồng thời ông cũng bày tỏ sự quan ngại về sở hữu trí tuệ và bản quyền của thương hiệu khi chính sách đưa ra nên đi theo quy luật chung của thị trường thế giới.

    Dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh ô tô lộ rõ nhiều bất cập.

    Dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh ô tô lộ rõ nhiều bất cập
    Thực tế, nhìn vào vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bản dự thảo Nghị định này chưa có quy định quyền sử dụng thương hiệu, hình ảnh, logo của sản phẩm mà mình sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và phân phối. Nhiều DN kiến nghị trong quy định này cần có để thể hiện tính công bằng, minh bạch đối với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại song phương, đa phương.

    Ông Trần Tấn Trung lưu ý: "Khi DN nhận hợp đồng với một nhà sản xuất xe ô tô tức là được uỷ quyền sử dụng một thương hiệu, logo cũng như các phần mềm của đối tác đó. Nhưng phải thừa nhận rằng trên thị trường Việt Nam thì việc treo logo, quảng bá thương hiệu, thậm chí trên website còn rất tràn lan và thiếu kiểm soát. Với DN của chúng tôi cũng không thể kiểm soát được việc này nếu như không có sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý".

    Theo giới chuyên gia, hiện nay ô tô không phải chỉ phương tiện có động cơ, máy móc mà còn có rất nhiều trang thiết bị điện tử trong đó. Xe ô tô bây giờ để sửa chữa không phải chỉ có các đồ nghề như ngày trước mà còn cần có các phần mềm, phải có quy tắc triệu hồi, các dịch vụ cho khách hàng, bảo dưỡng... Chẳng hạn như phần mềm, hay vấn đề triệu hồi đều phải thông qua thông báo chính thức từ nhà sản xuất. Không một ai có thể có được bản quyền này nếu không được sự uỷ quyền của nhà sản xuất.

    Trong khi đó, vi phạm về sở hữu trí tuệ trong ngành ô tô vẫn đang diễn ra rất tràn lan. Vì vậy, nhiều DN đã kiến nghị trong nghị định về các điều kiện sản xuất và nhập khẩu ô tô cần nhấn mạnh đến vấn đề sở hữu trí tuệ, nhất là đối với bản quyền thương hiệu, logo cũng như các phần mềm cũng như các bản quyền hình ảnh thương hiệu khác... nhằm hỗ trợ DN có một thị trường ô tô cạnh tranh lành mạnh.

    Thứ nhất là cần xác định rõ quyền sử dụng thương hiệu, hình ảnh, logo sản phẩm của nhà sản xuất mà DN nhập khẩu ô tô đang phân phối. Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của DN sao cho phù hợp với loại ô tô nhập khẩu và đáp ứng quy định tại Nghị định này.

    Ngoài ra, điều kiện về cơ sở bảo hành bảo dưỡng ô tô theo điều 16 của dự thảo nghị định cũng còn những điểm lấn cấn. Đó là số lượng cơ sở bảo hành bảo dưỡng vẫn chưa đủ đảm bảo quyền lợi cho khách hàng (theo dự thảo hiện tại, chỉ yêu cầu đơn vị kinh doanh sở hữu tối thiểu 1 cơ sở).

    Nhiều DN trong ngành ô tô cho rằng, quy định về thời gian sở hữu cơ sở bảo hành bảo dưỡng ô tô đến 2020 là không đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Mặt khác, với bản dự thảo này cũng chưa có quy định về hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật bao gồm: Đào tạo kỹ thuật, cung cấp thông tin kỹ thuật, hướng dẫn sửa chữa, thiết bị chuẩn đoán, thiết bị sửa chữa chuyên nghiệp.

    Các cơ quan quản lý nên nêu rõ yêu cầu các đơn vị kinh doanh ô tô phải có trung tâm bảo hành

    Các cơ quan quản lý nên nêu rõ yêu cầu các đơn vị kinh doanh ô tô phải có trung tâm bảo hành
    Người tiêu dùng cho rằng để mua xe đã phải bỏ ra cả đống tiền thì cũng mong có được dịch vụ chăm sóc tốt chính hãng. Trong khi thực tế, hiện có nhiều trường hợp thuê gara rồi bảo hành không tới đâu, mặc dù kinh doanh ô tô không chỉ là bán xe không, mà còn bán cả dịch vụ nữa thì giá xe mới cao như vậy!

    Do đó, trong nghị định này, các cơ quan quản lý cần nêu rõ yêu cầu các đơn vị kinh doanh ô tô phải có trung tâm bảo hành, có như vậy mới đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Thực ra, cái lý của các DN nhỏ trong ngành ô tô là nếu như phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng thì chi phí sẽ cao lên. Nhưng nếu không có cơ sở bảo hành thì người mua sẽ lãnh đủ hoặc DN lớn sẽ đẻ ra những DN nhỏ để lách luật và kết cục người tiêu dùng chịu thiệt?

    Ai sẽ chịu trách nhiệm bảo hành, triệu hồi xe?
    Đại biểu quốc hội - Trương Trọng Nghĩa nói rằng, dịch vụ bảo hành và hậu mãi đòi hỏi điều kiện đầy đủ, chứ không phải chỉ nhập khẩu ô tô xong rồi thả nổi. Qua tham khảo bản dự thảo nghị định này, nhiều người tiêu dùng đã yêu cầu phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng theo quy định, đồng thời phải cam kết trách nhiệm bảo hành, triệu hồi xe khi phát sinh lỗi từ nhà sản xuất… Như thế sẽ có ý nghĩa hơn là chỉ giảm giá xe ô tô.

    Người tiêu dùng cũng bày tỏ đây là điều bắt buộc, chứ không thể nhập khẩu vu vơ ô tô về Việt Nam rồi bán sang tay xong thì sống chết kệ người tiêu dùng. Hơn nữa, nghị định cần ghi rõ phải có cơ sở thu hồi bảo lãnh như các DN nước ngoài thì mới cho nhập xe để tránh trường hợp chối bỏ trách nhiệm khi xe có hỏng hóc
    : mitsubishi

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này