1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Một số lưu ý khi sinh sống tại Nhật Bản.

Thảo luận trong 'Tuyển sinh, Du học' bắt đầu bởi shockdame1234, 5/11/18.

  1. MB+ - Một số lưu ý khi sinh sống tại Nhật Bản.

    Bài viết này sẽ chia sẻ một số nội dung cần chú ý khi sinh sống tại Nhật Bản. Các bạn hãy đọc và tham khảo nhé!

    1. Hợp đồng thuê nhà.

    Hợp đồng thuê nhà tại Nhật thông thường là 2 năm và được gia hạn 2 năm một lần. Các thực tập sinh hoàn toàn có thể dừng thuê nhà trước khi hết hạn hợp đồng tuy nhiên cần phải báo trước 1 tháng cho chủ nhà (qua công ty bất động sản).

    Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt như thay vì bắt đóng tiền đặt cọc ban đầu và không cần người bảo lãnh thì hợp đồng yêu cầu phạt một số tiền nào đó nếu hủy thuê trước thời hạn. Bạn cần xem kỹ hợp đồng trước khi đặt bút ký

    2. Bưu điện

    Trong vòng 1 năm sau khi chuyển nhà. Có thể được bưu điện chuyển bưu phẩm gửi đến địa chỉ cũ sang địa chỉ mới, miễn phí. Nếu sau 1 năm mà bạn vẫn có nhu cầu chuyển sang địa chỉ mới như vậy cũng vẫn có thể báo bưu điện chuyển giúp.

    Đối với nhân viên công ty dạng “nhân viên chính thức” (正社員, seishain, tức là tuyển dụng vô thời hạn). Khi muốn nghỉ việc thì cần thôi việc chỉ cần báo trước 1 tháng. Những điều này sẽ được ghi rõ trong hợp đồng lao động khi ký kết hợp đồng. Hoặc nội quy công ty. Thậm chí, một số công ty người lao động chỉ cần 2 tuần trước khi thôi việc bạn thông báo trước


    3. Các dạng nhân viên tại Nhật Bản gồm

    • Nhân viên chính thức(正社員:seishain)
    • Nhân viên dạng hợp đồng(契約社員:keiyaku-shain)
    • Nhân viên dạng hakken(派遣社員:Haken-shain:Dịch sát nghĩa là:nhân viên tạm thời)
    • Thực tập sinh Arubaito

    4. Xin việc.

    Việc xin việc, giới thiệu việc, chuyển việc, thôi việc tại Nhật đều là miễn phí, nếu làm mất phí đều sẽ sai luật. Hơn nữa, nhiều thủ tục hành chính cũng là miễn phí.


    5. Giấy tờ

    Tất cả các giấy tờ tiếng Việt để nộp cho phía Nhật (tại Nhật) sẽ không cần công chứng của Việt Nam, tuy nhiên bạn cần dịch chính xác nội dung,bạn có thể tự dịch hoặc có thể nhờ các lãnh sự quán hoặc các dịch vụ dịch thuật.


    6. Liên lạc khẩn

    Đại Sứ Quán Việt Nam tại Nhật hầu như không thể gọi điện thoại được, Bạn có thể gọi hỏi tại Lãnh Sự Quán VN tại Osaka. Hoặc LSQ tại Fukuoka đều có thể giải đáp nhiều thủ tục hành chính. Bạn có thể gửi và nhận giấy tờ qua bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát. Mà không cần phải đến tận ĐSQ hoặc LSQ làm việc.Hầu hết các giấy tờ mẫu đều có thể download từ trên mạng để kê khai.

    7. Lưu trú

    Có thể xin tư vấn về tư cách lưu trú. visa với chính Cục Xuất Nhập Cảnh mà không sợ bị ảnh hưởng gì đến tư cách visa của mình (trừ khi đang là tội phạm), và miễn phí.


    8. Mua bán.

    Nếu gặp vấn đề rắc rối khi mua bán hàng hoá hoặc mua bán dịch vụ. Có thể đến xin tư vấn ở chính quận/thành phố nơi mình ở được giảm. Miễn, trả lại tiền, bồi thường…. Nơi cần đến là phòng 消費者センター (Shouhisha-senta, phòng Bảo vệ Người tiêu dùng) của địa phương đang sinh sống.


    9. Chuyển tiền

    Nếu lỡ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng lừa đảo. Bạn phải báo ngay cho cảnh sát và ngân hàng để ngăn chặn. Cảnh sát Nhật Bản sẽ điều tra tuy nhiên sẽ mất thời gian. Vì vậy việc bạn báo cho ngân hàng để họ khóa tài khoản là cực kỳ cần thiết. Đặc biệt nên hạn chế mua bán cá nhân.


    10. Bảo hiểm

    Sinh viên (trừ trường tiếng Nhật). Thì có thể được miễn đóng phí 年金 (nenkin, bảo hiểm hưu) trong thời gian học.

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này