1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Những điều cần biết về đất nước Nhật Bản

Thảo luận trong 'Vé, Dịch vụ Du Lịch' bắt đầu bởi nhathuy0710, 20/4/18.

  1. MB+ - Những điều cần biết về đất nước Nhật Bản như Nhật là “Đất nước Mặt trời mọc”, “Xứ sở hoa anh đào”, “xứ phù Tang”, “ đất nước hoa cúc” đều là những danh xưng mỹ lệ dành cho đất nước quốc đảo này.

    [​IMG]

    Bạn đang ý muốn đi du học Nhật Bản? Bạn muốn được tậm mắt nhìn ngắm những cánh hoa anh đào rơi dưới tiết trời mùa xuân se lạnh Nhật Bản? Bạn yêu thích và muốn khám phá về đất nước và con người của xứ sở mặt trời mọc? Hãy cùng công ty du học Minh Nguyệt tìm hiểu những điều cơ bản cần biết về thiên đường quốc đảo, Đất nước Nhật Bản này trước khi bạn sang Nhật nhé!

    I. Ý nghĩa tên gọi đất nước Nhật Bản
    “Đất nước Mặt trời mọc”, “Xứ sở hoa anh đào”, “Xứ phù Tang” hay là “ Đất nước hoa cúc” đều là những danh xưng mỹ lệ dành cho đất nước quốc đảo này. Mỗi tên gọi đều mang 1 ý nghĩa riêng của nó. Hãy cùng Du học Minh Nguyệt khám phá những tên gọi này nhé!

    1. “Đất nước Mặt trời mọc” – danh xưng quen thuộc nhất
    Có 2 cách lý giải về cách gọi tên này của đất nước Nhật Bản. Xét về địa lý, Nhật Bản là 1 đảo quốc, không tiếp giáp với bất kỳ quốc gia nào, được bao quanh bốn bề là biển, nằm ở cực Đông của Châu Á – nơi có thể đón nhận ánh sáng Mặt trời đầu tiên mỗi sớm mai.

    [​IMG]

    Ngoài ra còn có 1 cách giải thích khác về tên gọi này. Người Nhật tự hào khi nói rằng tổ tiên của mình là nữ thần Mặt trời Amaterasu, họ luôn cảm thấy may mắn và hạnh phúc nhất khi được nhìn ngắm Mặt trời mọc sớm nhất so với những người còn lại trên thế giới.

    Hơn nữa, ý nghĩa tên gọi còn được thể hiện trên lá quốc kỳ của Nhật Bản, hình ảnh vòng tròn ở giữa thể hiện Mặt trời tỏa ánh sáng soi sáng nhân gian mọi điều. Đằng sau tên gọi quen thuộc này là niềm tự hào về cội nguồn dân tộc.

    2. “Xứ sở hoa anh đào” – mỹ danh ước lệ
    Khi nhắc đến Nhật Bản chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những cây hoa anh đào mang sắc hồng nhạt lung lay nhẹ trong gió. Dọc theo địa hình từ Bắc xuống Nam, đâu đâu chúng ta cũng bắt gặp những cây hoa anh đào, loài hoa “ thoắt ẩn thoắt hiện” này khoe sắt đẹp nhất vào đầu tháng 3 đến cuối tháng 4, đất nước Nhật Bản vào khoảng thời gian này được khoác lên mình sắc hồng đặc trưng của loài cây này.

    [​IMG]

    Hoa anh đào mong manh, nhẹ nhàng thể hiện những cái tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của dân tộc, chính vì vậy, hầu như bất cứ hình tượng trang trí nào của Nhật Bản cũng gắn với hoa anh đào. Người Nhật mượn hình ảnh hoa anh đào phản ánh tinh thần quyết liệt, rất nhạy cảm và tỏa sáng rực rỡ không thua kém bất cứ ai. Khi cánh hoa rơi, bay lả tả trên mặt đất, khi hoa chạm đất sẽ để lại những thảm hoa rất đẹp mắt. Chính vì thế, hoa anh đào được người Nhật ẩn dụ như chính họ cho dù đã chết đi vẫn để lại vinh quang, làm đẹp hơn cho đời. Chính vì những điều này mà Nhật Bản được mọi người đặt cho danh xưng mỹ lệ “xứ sở hoa anh đào”.

    3. “Xứ Phù Tang” – tên gọi đặc biệt
    Phù tang là một loại cây dâu. Theo truyền thuyết kể lại rằng, Phù tang hay Khổng tang là loại cây dâu rỗng, là nơi thần Mặt trời nghỉ dưỡng trước khi cưỡi xe đi du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây. Có lẽ vì vậy mà Phù Tang cũng có nghĩa là nơi mặt trời mọc. Bởi tên của nước Nhật Bản có nghĩa là gốc ở Mặt Trời nên thời xưa người ta đồng nhất nó với xứ sở của loại cây huyền thoại này. Chính vì lẽ đó mà tên gọi Phù Tang cho Nhật Bản cũng từ đó mà ra đời.

    [​IMG]

    Với nguồn gốc thần thoại sâu xa, Phù Tang mang ba ý nghĩa: một là cây mặt trời; hai là phía Đông; ba là đất nước Mặt trời mọc ( chính là quốc gia Nhật Bản).

    4. “Đất nước hoa cúc” – tên gọi gắn liền với hoàng gia Nhật Bản
    Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản được biết đến với tên gọi này. Từ thời Thiên Hoàng, hình ảnh bông hoa cúc đã xuất hiện và nói được Thiên Hoàng Go – Toba chọn để khắc trên con dấu hoàng gia, và trong các vật dụng trang trí hằng ngày. Hình ảnh bông hoa cúc 16 cánh giống với Mặt trời đang tỏa nắng, tượng trưng cho hoàng gia và là biểu tượng của quốc huy Nhật Bản.

    [​IMG]

    Nếu chúng ta để ý sẽ dễ bắt gặp hình ảnh hoa cúc ở khắp mọi nơi trên đất nước Nhật Bản, từ những chiếc ly, tách; những bộ trang phục Kimono truyền thống cho đến quốc huy, thậm chí trên cả quyển hộ chiếu của Nhật Bản cũng xuất hiện hình ảnh loài hoa này. Ngày nay hoa cúc được trồng rất phổ biến và được ưa chuộng trong mọi người dân Nhật Bản.

    Với mỗi tên gọi đều mang những ý nghĩa và điều thú vị của riêng nó. Sự đặc biệt của quốc gia này không chỉ dừng lại ở tên gọi, chúng ta hãy cùng khám phá tiếp nào.


    II. Những nét lạ trong văn hóa của người Nhật Bản
    Nhật Bản ngoài việc được biết đến là một cường quốc về kinh tế trong khu vực, mà còn đặc biệt bởi những nét văn hóa mà không đất nước nào có được.

    [​IMG]

    • + Cởi giày quay mũi dép ra ngoài trước khi vào nhà, vào nhà thì đi bằng dép nhẹ trong nhà.Ý nghĩa của hành động này là thể hiện sự bình đẳng của mọi người với nhau, không có sự phân biệt giai cấp, địa vị, giàu và nghèo.
    • + Lập tức nói cảm ơn, xin lỗi khi nhờ vả hay làm phiền. Đây là cốt lỗi văn hóa, thể hiện sự ứng xử văn minh, thể hiện giá trị con người Nhật Bản, luôn dành sự tôn trọng đối với cộng đồng xung quanh mình.
    • + Ăn những món sống như cá…
    • + Tập tục tặng quà Tết và quà Trung thu
    • + Ăn mù ramen hay Soba húp sùm sụp, theo quan niệm của người Nhật ăn như thế mới thể hiện cho người đầu bếp thấy được là món ăn rất ngon. Một cách biết ơn dành cho người đầu bếp.
    • + Nhà vệ sinh kiểu Nhật, khi đi vệ sinh không biết phải quay vào hay quay ra, thực ra là quay vào.
    • + Không nên đưa tiền Tip khi ở Nhật
    III. Văn hóa mang đậm đà bản sắc văn hóa riêng
    Văn hóa là linh hồn của mỗi quốc gia, được hình thành và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc. Nhật Bản nổi tiếng là có nền văn hóa lâu đời, đậm đà hơi thở của dân tộc, là sự giao thoa giữa nét văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Là nền văn hóa mang đậm chất Á Đông, tạo nên sự phát triển của xã hội nhưng lại thấm đẫm tinh thần của con người Nhật Bản.

    Là một quốc gia được hình thành từ các hòn đảo lớn nhỏ, nằm tách biệt so với các quốc gia khác trong khu vực, vì thế mà không phải chịu các cuộc chiến tranh xâm lược ngoại ban, nên chính thuận lợi về điều kiện tự nhiên và địa hình tạo nên xã hội thống nhất về mặt văn hóa, không bị ảnh hưởng bởi văn hóa các nước khác.

    [​IMG]

    Mặc dù Nhật bản không phải chiến đấu chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược, nhưng lại phải đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt như động đất, sóng thần,… từ đây mà hình thành nên ý chí, tạo ra nghị lực kiên cường, đoàn kết của người dân để chống lại và chiến thắng “cuộc chiến” với thiên nhiên này. Chính những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên là môi trường “thuận lợi” đã tôi luyện cho con người Nhật Bản sự cần cù, chịu khó và bền bỉ.

    Ngoài ra, chính tinh thần của võ sĩ đạo Samurai tạo ra lý tưởng, lối sống đã mài sắt ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Kim chỉ nan của các võ sĩ đạo chân chính được thể hiện bởi 8 đức tính: Đức ngay thẳng, đức dũng cảm, đức nhân từ, đức lễ phép, biết tự kiểm soát mình, trung thành, trọng danh dự. Tinh thần võ sĩ đạo, họ sống và phục vụ lý tưởng cao đẹp theo đuổi suốt đời, dẫu trải qua bao lâu thì tinh thần này vẫn còn đó, bám rễ trong máu thịt của mỗi người dân, như cánh hoa anh đào bừng nở giữa mỗi độ mùa xuân về.

    IV. Nghệ thuật trà đạo – nét hồn của người Nhật
    Văn hóa truyền thống Nhật Bản đã điểm tô vào văn hóa thế giới một loại hình nghệ thuật đắc sắc – nghệ thuật trà đạo. Trà đạo Nhật Bản được bắt nguồn vào thế kỉ VII khi vị sư Eisai sang Trung Quốc để tham học vấn đạo, khi trở về nước ông mang theo các hạt giống trà và trồng ở phía sau sân chùa. Cũng chính từ đây mà việc uống trà trở nên phổ biến và gắn bó với người dân Nhật Bản.

    [​IMG]

    Đối tượng chính của trà đạo là cách pha trà từ người thực hiện và việc thưởng thức trà của thực khách theo 4 nguyên tắc cơ bản: Hòa, Kính, Thanh, Tịnh. Hòa có nghĩa hài hòa, hòa hợp, là sự kết hợp, giao thoa. Kính là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân cuộc sống. Thanh là khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh. Tịch là khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu.

    Hơn nữa, trà đạo không chỉ là cách thức thưởng thức trà đơn thuần, mà còn là một phương tiện hữu hiệu thanh lọc tâm hồn. Nghệ thuật trà đào Nhật Bản là cả một bầu trời tinh túy của một vùng văn hóa. Uống trà không đơn thuần là thưởng thức hương vị thanh mát, cùng một chút gì đó đăng đắng của lá trà, mà thưởng thức cái dư vị của cuộc sống, tìm đến sự thanh tịnh, bình yên trong tâm hồn mỗi chúng ta.

    [​IMG]

    Trà đạo xứ sở hoa anh đào là một nét chấm phá đặc sắc trong bức tranh văn hóa truyền thống thế giới: cầu kỳ mà độc đáo, tinh tế. Trà đạo đưa con người đến một không gian khác xa thực tại, ở đó chúng ta tìm thấy được sự bình yên, con người hòa hợp cùng thiên nhiên, rời xa cuộc sống tấp nập, xô bồ với đầy rẫy đua chen, hối hả.

    Bài viết liên quan: Đi du học nhật bản cần chuẩn bị những gì?

    V. Phong tục, lễ hội truyền thống – nét đẹp văn hóa độc đáo
    Vốn dĩ nổi tiếng là vùng đất của nét đẹp lâu đời ở phương Đông, Nhật Bản có rất nhiều các lễ hội truyền thống trải dài suốt năm. Mỗi một mùa sẽ là một lễ hội mang đậm cuộc sống người Nhật.

    1. Shogatsu - Lễ mừng năm mới
    Khác với các quốc gia khác ở châu Á, Nhật Bản đón năm mới theo lịch Dương giống các nước phương Tây. Trong những ngày đầu năm này, Nhật Bản thực hiện những phong tục vô cùng thú vị. Vào ngày đầu tiên của năm mới ngày 1 tháng 1, người dân Nhật Bản sẽ xuất hành đến đền thờ Thần Đạo hay các ngôi chùa để cầu nguyện. Ở Nhật Bản, dù đã có rất nhiều tôn giáo du nhập vào, thì Thần đạo và Phật giáo vẫn là 2 tôn giáo chính. Vào ngày này, người phụ nữ Nhật thường sẽ mặc kimono. Sang ngày 2 tháng 1, là ngày viết thư pháp đầu năm. Với mong muốn cầu cho một năm an lành, hạnh phúc, mọi sự bình yên. Đây được xem là một phong tục lâu đời của người Nhật. Ngày 4 tháng 1 được xem là thời điểm mở cửa bán hàng đầu năm với những ai làm kinh doanh. Đây là ngày mà các doanh nghiệp, cửa hàng đồng loạt lựa chọn mở cửa khai trương vào năm mới.

    [​IMG]

    Tết Oshugatsu, người Nhật còn có phong tục gửi thiệp chúc mừng đầu năm mới. Những chiếc thiệp xinh xắn gửi đi với những thông điệp ý nghĩa: có thể là lời tri ân, cũng có thể là tâm tư tình cảm, nhiều khi lại đơn giản chỉ là những lời chúc đầu năm đầy ý nghĩa. Những tấm thiệp này chính là một nét văn hóa giao tiếp khá đẹp và trang trọng của người Nhật.

    Trong nhiều thập kỷ qua, tết Oshogatsu đã trở thành một ngày tết truyền thống, là dịp lễ đáng mong đợi trong năm của người Nhật.

    2. Setsubun – Lễ hội xua đuổi tà ma (lễ hội ném đậu)
    Lễ hội này thường diễn ra vào những ngày lập Xuân, như là dấu hiệu để khép lại một mùa đông lạnh giá và đón chào một mùa Xuân tươi vui đang đến gần. Vào ngày diễn ra lễ hội, người ta sẽ rắc những hạt đậu nành nướng trước cửa nhà hoặc là rắc lên người đeo mặt nạ trong nhà. Họ vừa rắc vừa khấn vái để xua đuổi quỷ dữ và đón nhận những đều may mắn, tốt lành. Sau nghi thức đuổi là, là tục lệ đón rước may mắn, người ta sẽ ăn hạt đậu nành, mỗi hạt đậu sẽ ứng với số tuổi. Ngoài ra, tại các đền thờ, các thầy tu sẽ ném những hạt đậu nành, những phong bì tiền lẻ, bánh kẹo và những vật phẩm khác xuống những người dân.

    [​IMG]

    Một phong tục khác trong lễ hội này là ăn Ehomaki - tên gọi của món Norimaki - một loại sushi cuộn rong biển khá phổ biến và dễ làm ở Nhật. Nếu như ngày thường, khi ăn Ehomaki sẽ được cắt thành từng khoanh nhỏ, thì trong ngày lễ hội này, Ehomaki được để nguyên cuộn dài. Người Nhật nghĩ rằng nếu cắt ngắn, thì sẽ ảnh hưởng tới vận may trong năm mới của họ. Điều đặc biệt là một cuộn Ehomaki sẽ được làm bằng 7 vị khác nhau, tượng trưng cho 7 vị thần may mắn. Và khi ăn Ehomaki không thể thiếu chiếc la bàn, để nó quay mặt về phía Ehomaki, để đón may mắn. Người Nhật quan niệm rằng, phải làm những điều như vậy và tập trung vào việc cầu nguyện trong khi ăn Ehomaki thì sẽ giúp họ có được may mắn trong suốt cả năm.

    Lễ hội Setsubun là lễ hội mang ý nghĩa xua đuổi vận ruổi, những điều không may mắn và đồng thời cầu mong một năm mới vui vẻ, hạnh phúc và mọi sự an lành, may mắn.

    3. Hina Matsuri – lễ hội búp bê
    Lễ hội này được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 hằng năm trùng với thời gian hoa anh đào bắt đầu mở. Vào ngày này các gia đình Nhật sẽ trình bày những con búp bê truyền thống, họ tin rằng những con búp bê này sẽ xua đuổi được những xui xẻo, ngăn cản những linh hồn xấu. Tiền thân của những con búp bê này là những con búp bê bằng rơm, được làm rồi thả trôi sông với mong muốn chúng sẽ mang những điều không tốt lành trôi xa khỏi các em bé gái.

    [​IMG]

    Các món ăn được dùng trong lễ hội vô cùng đặc sắc và truyền thống. Trước hết không thể thiếu là món bánh Hishi – mochi được làm thành những viên kim cương với màu sắc tươi sáng, bắt mắt tượng trưng cho sức sống tươi mới của mùa xuân. Cùng với những chiếc bánh hình kim cương này, thì bánh giòn Hishi – arare được làm từ bột gạo với nhiều sắc màu rực rỡ hình tròn cũng được dùng trong lễ hội búp bê. Một trong những loại thức uống đặc trưng trong ngày lễ hội búp bê dành cho các bé gái là rượi Shirozake được làm từ gạo lên men. Ngoài ra, người Nhật còn ăn những món như cơm sushi với nguyên liệu làm món cá sống đặc trưng và canh nghêu. Những món ăn này mang biểu trưng cho cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy và thuận hòa.

    Ý nghĩa của lễ hội búp bê là cầu mong sự bình an, hạnh phúc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, lễ hội Hina Matsuri đã trở thành một nét dộc đóa trong văn hóa đời sống của người dân Nhật Bản.

    4. Koinobori - Lễ hội cờ cá chép
    Ở Nhật Bản không có khái niệm cụ thể về ngày Quốc tế thiếu nhi, nếu như ngày 3 tháng 3 là lễ hội búp bê dành cho các bé gái , thì vào Tết Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5 âm lịch sẽ tổ chức lễ hội cờ cá chép dành cho các bé trai ở Nhật Bản. Vào ngày này, các gia đình Nhật sẽ treo những lá cờ mô phỏng hình những con cá chép với 5 sắc màu chủ yếu: xanh da trời, đỏ, vàng, đen, xanh lá tượng trưng cho những đứa bé trai thông minh, khỏe mạnh với mong ước “ cá vượt vũ môn” ( vùng vãy khắp biển lớn) và trang trí những bộ áo giáp chiến đấu gửi gắm mong ước của các bậc cha mẹ mong cho con của mình có được tương lai tốt đẹp, thành công trong cuộc sống. Trên bầu trời Nhật Bản rực sáng bởi những lá cờ hình con cá chép, như cảnh tượng hình ảnh cá chép hóa rồng bay lên.

    [​IMG]

    Lễ hội còn là dịp để mọi người trong nhà cùng nhau quay quần thưởng thức các món ăn truyền thống đặc trưng vô cùng hấp dẫn. Đó là món Kasshiwa mochi – bánh gạo cuốn lá sồi với nhân đậu. Món ăn được làm từ cây bách, cây tùng, cây sồi mang ý nghĩa biểu trưng cho ý chí, sức mạnh như người nam nhi vượt qua khó khăn thử thách của cuộc sống. Món ăn Mugi gohan - là loại cơm với sắn, được đựng trong hộp gỗ hình cá chép, có mùi thơm dịu ngọt và dẻo dai hấp dẫn vị giác người thưởng thức. Trong ngày này, những chiếc bánh cá chép là món ăn không thể thiếu được. Ngoài ra còn có món cơm Obento được trình bày bắt mắt. Các món ăn này mang ý nghĩa cầu chúc và mong muốn con trai mình được có được tương lai tốt đẹp.

    Lễ hội cá chép đã trở thành ngày hội đặc biệt của đời sống tinh thần người dân Nhật Bản, nó mang ý nghĩa lớn lao, cầu mong mọi sự tốt đẹp và tươi sáng đến trong cuộc sống.

    5. Obon – Lễ vu lan Nhật Bản
    Nếu ở Việt Nam vào tháng 7 âm lịch có ngày lễ hội Vu Lan (hay là Lễ Xá Vong) thì vào mùa thu Nhật Bản cũng có 1 lễ hội Vu Lan tương tự. Lễ hội truyền thống này đã góp phần tạo nên một nét đẹp truyền thống trong văn hóa đời sống của người dân Nhật Bản. Sắc màu huyền bí và tâm linh là khung cảnh bao trùm.

    [​IMG]

    Lễ hội Obon bắt nguồn từ phong tục của những tín đồ Phật giáo – là dịp để mọi người tưởng nhớ, hướng về, cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên đã khuất. Trong những ngày đầu diễn ra lễ hội, người dân dù đang ở xa cũng tề tụ về sum hợp bên gia đình và thắp sáng những chiếc đèn lồng treo trước nhà. Một tín ngưỡng quan trọng được tổ chức trong lễ hội Bon là sự kiện dâng lửa để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất trở về trời bằng 5 đám lửa lần lượt được đốt lên ở 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Những đám lửa lớn được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán. Mặc dù đây là lễ hội để hướng về những người đã khuất, thế nhưng lễ hội này còn là dịp để gia đình sum hợp, nên ngoài những nghi thức tưởng nhớ tổ tiên ra, còn có rất nhiều trò chơi giải trí khác được tổ chức, điển hình là điệu múa dân gian Bon Odori. Các vũ công sẽ mặc trang phục Yukata ( trang phục kimono dành cho mùa hè) biểu diễn ở sân khấu ngoài trời. Kiểu múa Bon truyền thống là các vũ công sẽ nhảy theo vòng tròn quanh cột gỗ, đạo cụ kèm theo có thể là những cái quạt hoặc chiếc khăn đầy màu sắc. Hiện nay thì điệu múa Bon đã có nhiều thay đổi giai điệu theo từng vùng miền, thế nhưng nếu bạn có dịp để Kyoto – cố đô Nhật Bản bạn sẽ thấy được hết cái vẻ đẹp tinh hoa, truyền thống của đất nước hoa anh đào.

    Obon là lễ hội được mong chờ nhất trong mùa thu của người Nhật Bản. Lễ hội này mang ý nghĩa chào đón sự ghé thăm của những linh hồn tổ tiên đã khuất, thể hiện lòng biết ơn và cầu an cho các linh hồn. Ngày nay, lễ hội này cũng trở thành dịp để sum họp gia đình và thể hiện tình yêu thương đối với những người còn sống.

    VI. Kimono – trang phục truyền thống
    Nếu như người phụ nữ Việt Nam tự hào, đẹp duyên dáng hơn trong hình ảnh chiếc áo dài thướt tha, dịu dàng thì ở xứ sở Phù Tang, kimono là điểm nhấn tạo nên vẻ đẹp kín đáo, kiêu sa của người phụ nữ. Kimono nghĩa là trang phục chỉ chung cho tất cả các loại quần áo. Thế nhưng trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử thì kimono đã có nhiều đổi thay về kiểu dáng cũng như màu sắc.

    Kimono là trang phục truyền thống của người Nhật, nó có sự phức tạp và những nguyên tắc mặc riêng. Cũng như các trang phục truyền thống của các nước bạn, Kimono Nhật Bản cũng có sự đa dạng, không phải người nào, lứa tuổi nào, địa vị ra sao cũng mặc giống nhau được. Kimono được mặc dựa vào tuổi tác, địa vị xã hội, thậm chí là phụ thuộc vào các mùa trong năm.

    [​IMG]

    • Furisode: Trang phục dành cho các cô gái chưa lập gia đình. Khi đến tuổi 20, các cô gái thường mặc trang phục này trong lễ trưởng thành để kỉ niệm bước ngoặt tươi đẹp của cuộc đời. Hơn nữa, khi bạn nhìn thấy 1 cô gái mặc Furisode có nghĩa là cô gái này đã sẵn sàng cho chuyện kết hôn. Đây được xem là bộ trang phục có giá trị cao nhất trong các bộ kimono.
    • Yukata: Trang phục dành cho mùa hè, mọi người mặc Yukata trong lễ hội Obon hoặc tham gia các lễ hội khác.
    • Houmongi:Trang phục dành cho những người phụ nữ đã có chồng, thường được mặc tham dự các lễ cưới hoặc các buổi tiệc trà.
    • Tomesode: Người phụ nữ đã có chồng, họ sẽ không bao giờ mặc Fuisode, dù cho đã ly dị đi chăng nữa, thay vào đó sẽ là áo Tomesode. Trang phục này thường có màu đen, đính gia huy của nhà chồng. Nữa trên áo sẽ là màu đen, nhưng chiếc thắc lưng và nữa dưới sẽ được thiết kế với màu săc rực rỡ để phân biệt với kimono mofuku. Người phụ nữ sẽ mặc nó trong dịp đám cưới hoặc tang lễ của họ hàng gần. (1 điều thú vị là màu sắc kimono càng là màu tối thì giá trí sẽ càng lớn đó nha)
    • Mofuku: Trang phục dùng đi dự dám tang của họ hàng gần, thường có màu đen.
    • Shiromaki: Kimono được dùng trong đám cưới của cô dâu, đây được xem là trang phục tráng lệ nhất. Bộ áo này thường được thiết kế rất dài, phải cần 1 người theo đỡ phụ lúc di chuyển. Trang phục này thường có màu trắng thể hiện cho sự tinh khiết của cô dâu về cả thể xác lẫn tinh thần.
    • Tsumugi:Đây là bộ kimono dành cho thường dân hoặc nông dân, với thiết kế đơn giản và màu sắc nhẹ nhàng.
    • Tsukesage: Với thiết kế họa tiết chạy dọc theo thân và lưng áo, đây là bộ áo được mặc trong các buổi tiệc trà, cắm hoa hoặc tham dự đám cưới bạn bè.
    Mỗi một bộ kimono được thiết kế mang hình dáng và ý nghĩa của riêng nó. Kimono Nhật Bản không chỉ là tác phẩm nghệ thuật công phu, tỉ mỉ mà còn thể hiện thân phận, địa vị của chủ nhân chiếc áo.

    VII. Ẩm thực Nhật Bản – sự cầu kỳ, tinh hoa của một nền văn hóa
    Ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi bậc sự tinh khiết, hương vị tự nhiên của nguyên liệu. Món ăn Nhật Bản thường thanh tao, nhẹ nhàng, phù hợp với thời tiết từng mùa. Với người Nhật ăn không chỉ đơn thuần là thưởng thức hương vị mà còn để chăm sóc sức khỏe. Ẩm thực Nhật bản còn được đánh giá cao bởi sự tinh tế và tinh tế trong cách bày trí món ăn. Nếu có dịp đặt chân đến quốc đảo này, bạn sẽ không thể nào bỏ qua các món ăn phổ biến, hấp dẫn này được đâu nha.

    1. Sushi
    Sushi thực chất là món ăn được chế biến bằng cách ủ các loại hải hản vào nắm cơm để giữ được mùi vị thơm ngon vốn có của nguyên liệu. Khi ủ như vậy, người ta thường trộn cơm với một chút giấm cho chua chua ngọt ngọt. Chính vì vậy mà hải sản ủ trong cơm dần được chuyển thành món sushi như ngày nay. Ngày nay sushi đã được biến tấu nhiều hơn bởi sự phù phép gia vị nhưng vẫn đảm bảo được sự tươi ngon, nguyên vị của hải sản.

    [​IMG]

    Có thể nói sushi là kiệt tác thành công trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Khi nhắc đến Nhật Bản thì chắc hẳn sushi là món ăn mà được nhiều người nghĩ đến. Ở một góc độ nào đó, sushi đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho đất nước mặt trời mọc này.

    2. Wasaghi
    Đây là tên gọi chung của các món bánh truyền thống của Nhật Bản, được làm từ nguyên liệu chính là bột nếp, nhân đậu và hoa quả. Món bánh này được trình bày hấp dẫn, màu sắc đẹp mắt, thường dùng trong các buổi trà đạo.

    [​IMG]

    Wasaghi biểu trưng cho sự mến khách, người Nhật thường tặng món bánh này trong các buổi lễ cưới, tiệc sinh nhật,…Wagashi tượng trưng cho sự hài hòa với thiên nhiên, vẻ đẹp nhẹ nghàng, thanh ngọt. Người làm wagashi luôn lấy cảm hứng từ thiên nhiên bốn mùa của trời đất, từ văn chương, nghệ thuật, thơ ca. Tùy theo mỗi mùa, những nghệ nhân làm wasaghi sẽ dùng những lọai nguyên liệu của từng mùa để cho ra đời những chiếc bánh wagashi độc đáo, như bánh Sakura Mochi và bánh Kashiwa Mochi chỉ có vào mùa xuân.

    3. Tempura
    Đây được biết đến như là một món ăn truyền thống thứ 2 của người Nhật, nhưng thật bất ngờ khi món này lại có nguồn gốc từ châu Âu, và được du nhập vào nước Nhật bởi những nhà truyền giáo Bồ Đào Nha từ thời Edo. Tempura là món ăn bao gồm các loại hải sản, rau củ tẩm bột rán trong dầu. Điều làm nên sự hấp dẫn của món ăn chính là bột tẩm, dầu rán và nước chấm dùng kèm. Nguyên liệu chính để làm món ăn này là hải sản chủ yếu là tôm, mực, cá và các loại rau củ quen thuộc ca rốt, khoai lang, lá tía tô, ớt ngọt, bí ngô, …

    [​IMG]

    Với bản tính sáng tạo và ưa khám phá của mình, người Nhật đã đưa món ăn vốn đơn giản này lên một tầm cao mới trong văn hóa ẩm thực bởi cách trang trí sinh động, lạ mắt và không kém phần tinh tế. Tempura được xem như là một món ăn nhẹ.

    4. Rượu sake
    Rượi sake không chỉ là quốc tửu của xứ sở Phù tang mà còn là thức uống yêu thích của các quốc gia khác trên thế giới. Nguyên liệu chính để làm rượi là gạo. Chính vì lẽ đó mà người ta ước chừng nguồn gốc của loại rượi này bắt nguồn từ sau việc du nhập nghề trồng lúa nước vào Nhật Bản. Ban đầu rượi này chỉ dùng để phục vụ hoàng gia và dùng trong các lễ hội tôn giáo lớn, về sau mới được sử dụng rộng rãi trong đời sống người dân.

    [​IMG]

    Quá trình làm rượi sake phụ thuộc vào hai thành phần nguyên liệu cơ bản: gạo và nước. Song, yếu tố quyết định mang lại thành công cho cả quá trình ủ rượu là kinh nghiệm và sự cảm nhận tinh tế của ngườu nấu rượu chính. Rượu Sake được ủ vào thời điểm lạnh nhất của mùa đông và sử dụng gạo vừa gặt trong mùa thu năm đó.

    Hơn thế nữa, đối với người dân Nhật Bản, rượu sakê không đơn thuần chỉ là một loại đồ uống trong bữa ăn. Ý nghĩa văn hóa tôn giáo đặc biệt của rượu sakê là ở chỗ nó không chỉ là cầu nối giữa con người với con người mà còn là cầu nối giữa con người với thần linh.

    Bằng bài viết về Đất nước Nhật Bản trên đây, Du học Minh Nguyệt hi vọng đã cung cấp cho các bạn thêm một vài thông tin thú vị về đất nước ở phía Đông, nhằm giúp các bạn có cái nhìn bao quát hơn về thiên đường mà các bạn muốn gửi gắm ước mơ tương lai của mình. Khi có những thắc mắc về Du học Nhật Bản, xin đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua số Hotline: 1900 56 56 34

    Chia sẻ trang này

    nhathuy0710, 20/4/18
    Last edited by nhathuy0710; at 20/4/18
    #1
  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này