1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Những kinh nghiệm khi mua điện thoại cũ nên biết

Thảo luận trong 'Thảo luận, Hỏi đáp' bắt đầu bởi hoangquanlaij, 4/1/20.

  1. MB+ - Kiểm tra ốc vít trên máy

    Chắc chắn rồi lần đầu tiên người mua cần phải xem xét thiết bị này còn "zin" hay không. Đây là vấn đề quan trọng nhất khi mua máy cũ. Nếu là loại máy có thể tháo nắp ngoài ra được thì hãy kiểm tra ngay nhé.

    Kiểm tra số IMEI

    [​IMG]

    Mỗi một nhãn hiệu khi được tạo ra đều có một mã số riêng tên là IMEI . Và bạn chẳng bao giờ tìm thấy 2 chiếc điện thoại có số IMEI giống hệt nhau, trừ trường hợp một trong hai chiếc điện thoại đó có vấn đề. Do đó, khi lựa chọn mua một chiếc điện thoại cũ, bạn nên tiến hành kiểm tra kỹ càng về số IMEI. Bạn có thể kiểm tra bằng phím tắt trên máy là *#06#. Lúc này một cửa sổ được mở lên sẽ hiển thị thông tin về số IMEI của máy

    Xem thêm một số mẹo vặt với điện thoại thông minh mà nhiều người chưa biết.

    Kiểm tra màn hình cảm ứng

    Phương pháp kiểm tra màn hình cảm ứng khá đơn giản, bạn chỉ cần bật ứng dụng gọi điện, bấm tất cả các dãy số trên màn hình này và xem coi có vị trí nào bị liệt hay tốc độ cảm ứng bị chậm hơn không nhé.

    Tiếp đến, bạn có thể xoay màn hình sang chế độ nằm ngang, vào ứng dụng viết tin nhắn, soạn một tin nhắn mới nhưng phải bấm hết mọi ký tự trên bàn phím ảo. Nếu cả hai thao tác này không có bất cứ vấn đề gì thì bạn có thể yên tâm với cảm ứng của màn hình.

    Kiểm tra thời hạn bảo hành

    Dù là sản phẩm của nhà sản xuất nào đi chăng nữa, thì mặt hàng điện tử luôn có xác xuất nhất định các sản phẩm bị dính lỗi. Điều này lại càng đúng hơn đối với những mẫu smartphone đã qua sử dụng một thời gian đó là hàng cũ hay hàng like new...., dù cho đó là lỗi của người dùng hay do nhà sản xuất. Bởi thế, khi có ý định mua một chiếc điện thoại cũ, cách tốt nhất là bạn hãy gắng tìm cho ra một sản phẩm chính hãng còn thời hạn bảo hành

    Kiểm tra khả năng nghe gọi của máy
    Tiếp đến là khả năng nghe gọi, bạn có thể thử gọi điện trong một vài phút với SIM điện thoại có sẵn. Cách làm này vừa có thể kiểm tra được chất lượng bắt sóng của thiết bị và cả loa trong của máy.

    Kiểm tra rung, khả năng kết nối
    Bạn cũng có thể kiểm tra chế độ rung và loa ngoài khi nhận cuộc gọi và tin nhắn đến. Một số tình trạng hay gặp như máy có chuông nhưng không rung, không gửi được tin nhắn hoặc khi rung bị tắt nguồn.

    Sau đó, bạn có thể nhờ người bán bật chức năng Wifi và Bluetooth lên để tiến hành kết nối khoảng 30 phút xem coi chất lượng của các kết nối này có ổn định hay không.

    Sạc thử pin xem tốc độ thế nào
    Cuối cùng, bạn nên sạc thử pin trong khoảng 10 đến 15 phút để kiểm tra tốc độ sạc và nhiệt độ của máy. Nếu có hiện tượng nóng máy và chập thì máy không còn tốt nữa. Kiểm tra chân đồng tiếp xúc pin, đa số pin “xịn” thì màu đồng này hơi mờ chứ không sáng bóng.

    Trên đây là một số chia sẻ về những kinh nghiệm khi mua điện thoại cũ mà bạn nên lưu ý nhé. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích hơn cho bạn trọng việc tìm chọn chiếc smarphone mình ưa thích.
    : smarphone

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này