1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)

TP HCM Hàng vạn xe sơ-mi rơ-moóc sẽ quay về tải trọng chuẩn

Thảo luận trong 'Tin Thời Sự' bắt đầu bởi minhduyen_achau, 4/1/19.

  1. MB+ - Toàn bộ hồ sơ đăng kiểm của xe đầu kéo và sơmi rơ moóc đã được Cục Đăng kiểm VN rà soát, làm rõ nguyên nhân vì sao cùng một loại xe nhưng tải trọng được phép chở lại khác nhau...
    Tối đa 38 tấn

    Thực tế những năm qua cho thấy, khá nhiều xe sơmi rơ moóc (SMRM) sản xuất trong nước và nhập khẩu có tải trọng thiết kế (của nhà sản xuất) lớn hơn tải trọng cho phép tham gia giao thông. Tải trọng được ghi trong giấy tờ đăng ký xe và giấy tờ đăng kiểm cũng vênh nhau.

    Cũng có không ít trường hợp cùng một kiểu loại phương tiện nhưng các đơn vị đăng kiểm lại xác định khác nhau về giá trị tổng trọng tải cho phép tham gia giao thông. Điều này dẫn đến không có sự thống nhất trong quản lý, nhiều xe chở hàng hóa ở mức tối đa và tàn phá nghiêm trọng cầu, đường.


    Về tải trọng trục, do nhiều SMRM được thiết kế không hợp lý nên sau khi điều chỉnh giảm tải trọng, vẫn xảy ra tình trạng quá tải trọng trục. Do đó, Cục Đăng kiểm VN đề xuất trong thời gian đến 1/6/2015 sẽ cho phép tải trọng trục được quá khoảng 20% so với giá trị thiết kế (mà không xử phạt), để chủ phương tiện có thời gian chuyển đổi phương tiện cho phù hợp.

    Để làm rõ nguyên nhân của tình trạng trên, Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm VN Nguyễn Hữu Trí cho biết, Cục đã rà soát hơn 500 mẫu SMRM loại 2-3 trục. Sau rà soát, Cục Đăng kiểm VN nhận thấy, sở dĩ có sự xác định giá trị tải trọng khác nhau giữa các SMRM là do nhiều phương tiện cùng loại nhưng có kết cấu, trọng lượng bản thân khác nhau. Đồng thời các văn bản pháp luật qua mỗi thời kỳ cũng có sự điều chỉnh không giống nhau. Chẳng hạn, giai đoạn từ trước năm 1995-2001 lập hồ sơ theo căn cứ cơ quan CSGT và thực tế phương tiện. Còn từ năm 2002 căn cứ theo quyết định của Bộ GTVT.

    >>>> VẬN CHUYỂN HÀNG CỒNG KỀNH BẮC NAM HAI CHIỀU


    Bên cạnh đó, thời gian qua cũng chưa có quy định về việc xếp hàng hóa trên xe, dẫn đến việc không thống nhất về phân bố tải trọng khi đăng kiểm phương tiện. Ngoài ra, những năm qua còn chưa có các quy định chi tiết về thiết kế kiểu loại và khối lượng hàng chuyên chở của SMRM dùng để chở container.

    Đáng nói hơn, trong một thời gian khá dài, do thiếu sự giám sát chặt chẽ, xử lý vi phạm về quá tải toàn bộ phương tiện (tổng tải trọng) nên nhiều doanh nghiệp đã cố ý đặt hàng nhập khẩu hoặc sản xuất ra loại SMRM có độ gia cường chắc chắn nhất, lắp thêm sàn thép dày để chở hàng đa năng (từ sắt thép, hàng rời đến container) và phục vụ chở được càng nhiều càng tốt. Do đó mới có chuyện SMRM 2 hay 3 trục chỉ được phép chở 38 - 40 tấn, nhưng nhiều phương tiện đã được thiết kế để chở 60 - 80 tấn. Do thiết kế để phục vụ chở quá tải nên trọng lượng dồn hết về các tải trọng trục phía sau, dẫn đến hiện tượng tổng trọng lượng SMRM không quá tải (xe không chất đầy hàng) nhưng khi cân tải trọng trục lại cho kết quả quá tải.

    Để khắc phục tình trạng trên, Cục Đăng kiểm VN đã đề xuất điều chỉnh khối lượng cho phép tham gia giao thông đối với các loại SMRM 2 và 3 trục được sản xuất, nhập khẩu trước ngày 1/6/2014. Cụ thể, khối lượng toàn bộ của SMRM 3 trục tối đa khoảng 38 tấn, loại 2 trục tối đa khoảng 33 tấn.

    Tháo dỡ kết cấu gia cố, ngăn chở quá tải


    Trước tình trạng khá nhiều phương xe tải thân liền, nhất là xe từ 3 trục trở lên được gia cố thêm sắt - xi để tăng lượng hàng hóa chở, từ tháng 4/2014, Cục Đăng kiểm VN đã chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm ô tô trên toàn quốc lưu ý kiểm soát trọng lượng bản thân của các phương tiện so với hồ sơ kiểm định gốc. Khi phát hiện vi phạm, đơn vị đăng kiểm yêu cầu chủ phương tiện phải tháo dỡ toàn bộ phần kết cấu gia cố, nhằm ngăn chặn việc chở quá tải.

    Liên quan đến vấn đề này, ông Đinh Nam Dinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM thừa nhận một thời gian dài trước đây, doanh nghiệp vận tải vì nhiều lý do khác nhau đã chủ động gia cường thêm sắt - xi đối với các loại xe tải thân liền có tải trọng từ 11 tấn đến 18 tấn. Sau khi gia cường sắt - xi, tự trọng phương tiện sẽ gia tăng từ 7 tạ đến hơn 1 tấn.

    Cũng theo Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM, nếu buộc phải tháo bỏ sắt- xi mới được phép kiểm định thực sự khó khăn cho doanh nghiệp do phát sinh chi phí lớn (dự kiến khoảng 1/3 giá trị phương tiện). Vì vậy, ông Dinh kiến nghị phương án giải quyết là ghi nhận tự trọng thực tế của phương tiện và giấy kiểm định rồi căn cứ vào từng loại xe cụ thể, cơ quan đăng kiểm sẽ tính toán bù trừ lại tải trọng mà phương tiện được phép chở.
    Theo atgt.vn

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này