1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Hà Nội Sổ hồng là Gì - 9 tiêu chí phân biệt sổ hồng và sổ đỏ

Thảo luận trong 'Thi công, Dịch vụ BĐS' bắt đầu bởi daivietseo, 23/11/22.

  1. MB+ - Quyền sở hữu đất đai và các giấy tờ liên quan luôn là vấn đề nóng được rất nhiều người tìm hiểu khi có ý định mua bán, đầu tư nhà đất. Vì vậy, để tránh xảy ra những sai sót không đáng có, các thủ tục trong lĩnh vực này cũng cần được tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi giao dịch.

    Trong bài viết này, Batdongsan.com.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn sổ hồng là gì, cách phân biệt sổ hồng và sổ đỏ cũng như những thông tin liên quan đến loại giấy tờ nhà đất này.

    1. Sổ Hồng Là Gì?
    Năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát hành mẫu giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, được thống nhất và áp dụng trên phạm vi cả nước đối với mỗi loại đất nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    [​IMG]

    Bìa sổ hồng có màu hồng cánh sen

    Loại giấy chứng nhận này có màu hồng cánh sen, thường được gọi là sổ hồng.

    Sổ Hồng Tiếng Anh Là Gì?
    Khi tìm hiểu sổ hồng là gì, có thể bạn sẽ bắt gặp những thuật ngữ tiếng Anh liên quan đến nó. Sổ hồng được dịch sang tiếng Anh là House Ownership Certificate. Trong khi đó, sổ đỏ dịch sang tiếng Anh là Certificate of Land Use Rights.

    Các Thông Tin Được Ghi Trên Sổ Hồng
    Các thông tin trên sổ hồng thường được in trên họa tiết hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, một trang bổ sung nữa có màu trắng. Kích thước mỗi trang là khoảng 190-265mm.

    [​IMG]

    Thông tin ghi trên sổ hồng

    Thông tin ghi trên sổ hồng thường bao gồm các nội dung sau đây:

    - Trang 1: chủ yếu là những hình ảnh về Quốc hiệu, Quốc huy. Đi kèm là dòng chữ tên đầy đủ của sổ hồng được in màu đỏ. Bên cạnh đó còn có những mục thông tin liên quan như:

    • Tên của chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất.
    • Số seri hay còn được gọi là số phát hành giấy chứng nhận. Số này sẽ bao gồm 6 chữ số và 2 chữ cái tiếng Việt.
    • Dấu nổi được đóng và cấp bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
    - Trang 2: thông tin xoay quanh thửa đất, nhà ở và các laoij tài sản khác gắn liền.

    - Trang 3: hình ảnh sơ đồ của thửa đất, nhà ở kèm theo đó là những thay đổi sau khi được cấp giấy chứng nhận.

    - Trang 4: tiếp tục nội dung đã nêu ở trang 3 “Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận” cùng với nội dung lưu ý và mã vạch.

    Khi Nào Chủ Sở Hữu Sẽ Được Cấp Sổ Hồng?
    Bên cạnh câu hỏi sổ hồng là gì thì thời điểm, hay khi nào được cấp sổ hồng cũng được nhiều người thắc mắc. Điều kiện để được cấp sổ hồng sẽ được tuân thủ theo quy định của khoản 1 Điều 99 Luật đất đai 2013. Theo đó, cơ quan nhà nước sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

    - Theo quy định tại các Điều 100, 101, và 102 của Luật đất đai năm 2013 thì những người đang sử dụng đất sẽ có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận (những hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ nhưng thuộc diện đủ điều kiện để được cấp).

    - Được Nhà nước giao đất cho thuê sau ngày 1/7/2014.

    - Người được chuyển đổi hay nhận chuyển nhượng, thừa kế, quyền sử dụng đất được đưa ra để nhận góp vốn; khi xử lý hợp đồng thế chấp thì người được nhận quyền sử dụng sẽ dùng nó để thu hồi nợ.

    - Người được sử dụng đất dựa theo kết quả hòa giải đối với các tranh chấp đất đai; dựa theo quyết định của Tòa án nhân dân dân hoặc quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

    - Người trúng đấu giá thửa đất và có quyền sở hữu đất.

    - Người sử dụng đất trong KCN, cụm công nghiệp hoặc khu kinh tế.

    - Người mua nhà ở và các tài sản liên quan gắn liền với đất.

    - Người được nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất; người mua nhà ở thuộc quyền sở hữu của nhà nước.

    - Người sử dụng đất để tách thửa hoặc hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, vợ chồng tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có.

    - Người sử dụng đất có nhu cầu muốn cấp đổi hoặc cấp lại giấy chứng nhận bị mất.

    2. Các Khái Niệm Liên Quan Đến Sổ Hồng
    Trong khái niệm sổ hồng là gì còn được chia ra thành hai loại sổ hồng chung và sổ hồng riêng.

    Sổ Hồng Riêng Là Gì?
    Sổ hồng riêng hay còn được biết tới là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất. Đây là loại giấy tờ được cấp bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên và được nhà nước công nhận quyền sở hữu riêng với các tài sản nhà đất. Khi sở hữu giấy chứng nhận này, chủ sở hữu đất sẽ có quyền quyết định hoàn toàn với tài sản nhà đất của mình.

    [​IMG]

    Hình ảnh Sổ hồng riêng

    Sổ Hồng Chung Là Gì?
    Trong lĩnh vực bất động sản hay các giao dịch nhà đất, ngoài sổ hồng riêng còn một khái niệm liên quan nữa là sổ hồng chung. Nhiều người vẫn còn rất mơ hồ với các khái niệm như sổ hồng riêng chung thửa là gì, sổ hồng đồng sở hữu là gì... mà không biết rằng các khái niệm này được gọi chung là sổ hồng chung.

    [​IMG]

    Hình ảnh Sổ hồng chung

    Sổ hồng chung chính là giấy chứng nhận quyền sở hữu chung về đất đai và các tài sản khác gắn liền với đất. Hai chủ sở hữu trở lên hay những người không có quan hệ thân nhân với nhau sẽ được ghi nhận quyền sử dụng đất trong sổ hồng chung này.

    Về thủ tục, sổ hồng chung sẽ được chia ra làm các bản có giá trị tương đương nhau và cấp riêng cho từng chủ sở hữu khi hoàn thành. Chỉ có điểm khác trên các cuốn sổ là tên người sở hữu, sổ của ai sẽ có tên người đó và giá trị các khoản này tương đương nhau.

    Tuy vậy, đây là sổ hồng chung nên việc phân chia đất trên bề mặt giấy tờ chỉ ghi tổng diện tích thửa đất, và các chủ sở hữu trong sổ hồng chung sẽ phải tự làm biên bản thỏa thuận về diện tích đất mình nhận.

    CÒN TIẾP .....

    Đọc tiếp tại : https://batdongsan.com.vn/wiki-quy-hoach-phap-ly/so-hong-la-gi-ar109387

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này