1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Tác dụng tuyệt vời của thục địa đối với đường huyết

Thảo luận trong 'Dịch vụ sức khỏe' bắt đầu bởi yeulamgi, 7/12/18.

  1. MB+ - Thục địa hay còn gọi là sinh địa, đại hoàng có tên khoa học là Rehmannia glutinosa. Thục địa là rễ cây sinh địa đã được chế biến theo một phương phá riêng (nấu chín). Trong các nghiên cứu trước đây đã báo cáo về tác dụng hạ đường huyết của dược liệu này bằng cách sử dụng cao thục địa uống liền hoặc tiêm dung dịch. Thực hư tác dụng của dược liệu này đã được chứng minh như thế nào, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin bên dưới.

    [​IMG]

    Các nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng hạ đường huyết của thục địa

    Theo nghiên cứu của ông Mẫn Binh Kỳ (Nhật Bản) đã báo cáo sinh địa có tác dụng hạ đường huyết, sắc nước sinh địa cho thỏ uống không có hiện tượng đường huyết tăng, lúc đầu thấy có tác dụng ức chế, tác dụng ức chế rất mạnh.
    Trong cồn ngâm sinh địa có chứa chất rehmanin có lẽ đó là thành phần giúp hạ đường huyết. Nhưng hiện các nghiên cứu vẫn chưa chỉ rõ rehmanin có tác dụng ức chế đối với đường huyết tăng cao do adrenalin hay không, chỉ mới thấy có tác dụng ức chế đối với lượng natri clorua.
    Để chiết xuất cao thục địa năm 1935 người ta đã biết sử dụng cồn 70độ chiết xuất thục địa rồi chế thành cao lỏng (1ml tương đương 1g thục địa) tiêm vào dưới da thì với liều 2ml/1kg thể trọng và cho uống với liều 4ml/1kg thể trọng, rồi cứ cách 1 giờ lại định lượng đường huyết 1 lần ( định lượng theo phương pháp Deniges), tiến hành tất cả 5 lần định lượng. Kết quả là tiêm thuốc dưới da làm cho lượng đường huyết giảm xuống, 4 giờ sau khi tiêm, lượng đường xuống rõ nhất, sau đó trở lại bình thường, uống thục địa cũng làm lượng đường giảm xuống nhưng không bằng tiêm.
    Trong 1 thử nghiệm khác người ta dùng nước sắc đảng sâm với liều 4ml/1kg thể trọng rồi lại tiêm dung dịch thục địa 2ml/1kg thể trọng, thì thấy thục địa có khả năng ức chế khả năng của các hợp chất cacbon hydrat, làm kéo dài sự tăng lượng đường huyết.
    Năm 1945 các báo cáo dùng cồn 80 độ chiết xuất thục địa và chế thành cao (1ml tương đương 2g thục địa), loại các hợp chất có đường đi rồi tiến hành thí nghiệm trên thỏ để theo dõi ảnh hưởng của thục địa với đường huyết. Kết quả cho thấy khi tiêm 10ml thục dịa vào bắp thịt thỏ có thể hạ 2/3 mmol/l do adrenalin gây ra, tiêm cao thục địa trước khi tiêm adrenalin thì có thể đề phòng hiện tượng đường huyết quá cao.
    Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hoạt chất giúp hạ đường huyết trong thục địa là một chất tan trong nước, trung tính,màu vàng nhạt giống như dầu, có thể có chứa sunfua và nito.
    Tác dụng dược lý của cao thục địa đối với việc hạ đường huyết là rất tích cực. Tuy nhiên, hiện các nghiên cứu về tác dụng dược lý của cao dược liệu thục địa vẫn chưa được tiến hành thử nghiệm trên cơ thể người. Do đó, nếu bạn muốn sử dụng dược liệu này cho việc hạ đường huyết thì nên hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi dùng.

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này