1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Hà Nội Thần dược giúp phòng ngừa dị tật bào thai - axit folic

Thảo luận trong 'Tư vấn sức khỏe' bắt đầu bởi muoigentis, 4/7/20.

  1. MB+ - Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 là loại vitamin bổ dưỡng và rất cần thiết cho phụ nữ trước và trong quá trình mang thai. Axit folic giúp tổng hợp AND và rất cần thiết sự phát triển toàn diện của bào thai nhất là hệ thần kinh. Thiếu axit folic khi mang thai, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc những dị tật về ống thần kinh (vô sọ, thoát vị não – màng não), hở đốt sống, gai đôi cột sống và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch…Bài viết này hãy cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh hà nội - geneva tìm hiểu nhé !
    Thần dược phòng ngừa dị tật thai nhi - axit folic
    Nhu cầu bổ sung axit folic khi mang thai
    [​IMG]

    Người trưởng thành nhu cầu bổ sung axit foilc mỗi ngày là vào khoảng 180-200mcg/ngày còn đối với phụ nữ mang thai cần đến 400mcg/ngày để đáp ứng các nhu cầu cần thiết gia tăng trong quá trình quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước tử cung. Cụ thể, khi mang thai nhu cầu bổ sung axit folic cho bà bầu tăng lền cần cho tổng hợp nhân tế bào AND, ARN, và protein, hình thành nhau thai, số lượng tế bào hồng cầu gia tăng và sự tăng trưởng của bào thai… và do tăng thải folate qua nước tiểu trong khi mang thai.
    Hậu quả của thiếu hụt axit folic với phụ nữ mang thai
    Thiếu hụt axit folic ở phụ nữ mang thai sẽ gây thiếu máu hồng cầu khổng lồ, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và sinh con nhẹ cân. Nếu mẹ bầu bị thiếu axit folic ở ngay giai đoạn đầu tiên của thai kỳ gây ra sự phân chia tế bào không bình thường, gây sảy thai hoặc dị tật thai nhi như hở hàm ếch, vòm miệng, hội chứng Down, đặc biệt nguy hiểm là khiếm khuyết ống thần kinh, gây những bất thường đến cột sống, xương sọ và não, tật nứt đốt sống và thiếu não.
    Nứt đốt sống thường xảy ra vào thời điểm sau thụ thai 21 – 28 ngày làm cho tủy sống không được bảo vệ. Thiếu não là một bộ phận não không phát triển hoặc phát triển không đầy đủ, trẻ bị thiếu não thường tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh. Vì vậy, axit folic có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của não và hệ thần kinh của thai nhi, ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh (NTDs).
    Những phụ nữ nào dễ bị ảnh hưởng của thiếu axit folic?
    Tất cả các bà mẹ đầu có nguy cơ tiềm ẩn sinh ra những em bé bị nứt đốt sống, não úng thủy bất kể là họ ở độ tuổi nào, sinh con lần đầu có khỏe mạnh hay không. Một số mẹ bầu cần phải bổ sung chế độ axit folic chặt chẽ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và nguy cơ dị tật của thai nhi:
    • Tình trạng dinh dưỡng kém, khẩu phần ăn không cân đối, sụt cân
    • Chán ăn, không ăn được do mệt mỏi, tâm lý lo lắng
    • Mới sảy thai hoặc thai chết lưu
    • Làm việc vất vả, căng thẳng thần kinh trầm trọng
    • Phụ nữ đẻ dày, có nhiều con
    • Có tiền sử sinh con bị dị tật ống thần kinh
    • Nghiện rượu, thuốc lá
    Làm thế nào để đảm bảo bổ sung đủ liều lượng axit folic
    Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bổ bổ sung axit folic cho phụ nữ mang thai được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Mẹ bầu có thể bổ sung bằng dạng thuốc uống với liều lượng 400mcg/ngày trước khi khi dự định có thai 3 tháng và uống axit folic kèm với sắt từ khi phát hiện có thai đến sau khi sinh một tháng, mẹ bầu nên lựa chọn bổ sung 60mcg sắt nguyên tố và 400mcg axit folic. Bên cạnh việc uống viên nang bổ sung axit folic, phụ nữ mang thai cũng nên chú trọng đến việc bổ sung axit folic qua thực đơn hàng ngày nhờ các loại thực phẩm dưới đây:
    [​IMG]
    Ngũ cốc
    Ngũ cốc cung cấp một hàm lượng đáng kể axit folic, trung bình một chén ngũ cốc có chứa khoảng 100 đến 400 mg axit folic. Mỗi loại ngũ cốc khác nhau có chứa hàm lượng axit folic khác nhau, vì vậy mẹ nên chú ý tỷ lệ hàm lượng axit folic khi mua ngũ cốc để lựa chọn được loại có tỷ lệ phần trăm axit folic cao nhất. Mẹ có thể bổ sung ngũ cốc trong khẩu phần ăn uống hàng ngày là ăn ngũ cốc với sữa vào mỗi buổi sáng hoặc rắc lên sữa chua để ăn kèm.
    Đậu lăng
    Nửa bát đậu lăng nấu chín cung cấp được 180 mg axit folic cho mẹ bầu. Ngoài ra, đậu lăng còn chứa hàm lượng protein cao, giàu chất xơ và ít chất béo nên rất tốt cho mẹ bầu. Đậu lăng có thể chế biến rất đơn giản bằng cách đun sôi nước trong vòng 15 – 20 phút rồi thêm gia vị hoặc thêm vào món súp hay món hầm đều được.
    Rau bina (cải bó xôi)
    Trong nửa bát rau bina nấu chin có chứa tới khoảng 100 mg folate. Rau bina còn chứa một lượng đáng kể lutein và beta carotene giúp chống lại nhiều dạng ung thư. Đây được coi là một trong những loại rau lành mạnh và thích hợp nhất cho các bà bầu có thể bổ sung nhiều.
    Súp lơ
    Súp lơ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa khá cao và có khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư nhất định. Hơn nữa, súp lơ dồi dào chất xơ nên rất tốt cho mẹ bầu giúp hạn chế tính trạng táo bón trong thai kỳ. Mỗi nửa bát súp lơ nấu chín có thể cung cấp cho mẹ tới 50 mg folate.
    Măng tây
    Măng tây có chứa hàm lượng axit folic khá cao, 5 cây măng tây có chứa khoảng 1000 mg axit folic. Khi nấu ăn măng tây không nên nấu quá lâu, sẽ làm tổn thất lượng axit folic quý giá. Ngoài ra, măng tây cũng không chứa chất béo hay cholesterol, và còn cung cấp nguồn dồi dào kali và chất xơ.
    Dưa vàng
    Dưa vàng không những rất thơm và ngọt mà còn chứa hàm lượng cao vitamin A, vitamin C và axit folic. Một phần tư trái dưa vàng có thể cung cấp cho mẹ khoảng 25 mg folate.
    Trứng
    Trứng cũng là một nguồn bổ sung axit folic rất tốt, ngoài ra nó còn chứa nhiều protein và khoáng chất cần thiết trong thai kỳ. Trung bình một quả trứng gà cung cấp cho mẹ khoảng 25 mg axit folic.

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này