1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Hà Nội Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì

Thảo luận trong 'Tư vấn sức khỏe' bắt đầu bởi baoholaodong02, 14/8/17.

  1. MB+ - Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ em vì vậy trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì để mau khỏi bệnh là những câu hỏi thường gặp ở trẻ nhất ở trẻ em. Trẻ bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đặc biệt mỗi khi tiết trời nắng nóng thì bệnh tiêu chảy của trẻ lại được phát triển mạnh mẽ hơn. Những lúc trẻ bị tiêu chảy tuy không nguy hiểm nhưng vẫn có thể dẫn đến tử vong vì mất một lượng lớn nước và muối trong cơ thể nên các bậc phụ huynh cần có một chế độ chăm sóc phù hợp giúp trẻ nhanh chóng phục hồi lại cơ thể tránh suy dinh dưỡng và các bệnh cơ hội tấn công vào trẻ khi trẻ thiếu chất đề kháng. Hãy cùng mecuti.vn tìm hiểu chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất khi chăm sóc cho trẻ bị tiêu chảy nhé.

    Tiêu chảy gặp nhiều ở trẻ em nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy là do nhiễm khuẩn virut (Rotavirus…), vi khuẩn (E.Coli, Shigella, Campylobacter Jejuni, Samonella, phẩy khuẩn tả…), ký sinh trùng (Amip, L.Giardia). Biểu hiện chủ yếu của tiêu chảy ở trẻ là đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày) dẫn đến tình trạng mất nước trong cơ thể khiến cơ thể suy yếu và có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn rất nhiều nếu không biết cách chăm sóc.

    [​IMG]

    Các biểu hiện nhận biết trẻ bị tiêu chảy
    • Khi bé bị tiêu chảy thường có những dấu hiệu sớm như ăn kém, bỏ ăn, đầy bụng, nôn, những biểu hiện này kéo dài 3 – 6 giờ trước khi tiêu chảy (bé bị tiêu chảy dạng phân lỏng, hoặc phân nước có máu). Thời điểm này, điều quan trọng nhất là mẹ cần để ý sát sao các triệu chứng để phát hiện các dấu hiệu mất nước và mất muối ở bé.
    Mẹ nên chú ý các biểu hiện sau ở bé:
    • Khi bé chưa bị mất nước thì bé vẫn thấy tỉnh táo, không khát nước và da dẻ vẫn mịn màng.
    • Khi bé đến giai đoạn mất nước bé thường hay quấy khóc, khát nước, thóp lõm, mắt trũng và da nhăn.
    • Khi bé bị mất nước nặng sẽ dẫn đến hôn mê, không uống được nước, chân tay lạnh, thóp lõm, da nhăn.
    Cách ăn uống cho trẻ bị tiêu chảy

    Bù nước khi bé bị tiêu chảy

    • Bé tiêu phân nhiều nước nên bao giờ cũng bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy bị tiêu chảy nhưng đường ruột vẫn hấp thu nước được. Vì vậy, phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy. Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân.
    • Một số bé khi đau bụng đi ngoài tiêu chảy kèm theo ói nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức từ từ, cho bé uống từng ít một (15-20ml tương đương với 5-10 muỗng cà phê nước cho một lần uống), mỗi 15 phút uống một lần. Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.
    Thức ăn cho trẻ tiêu chảy

    Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
    • Ngoài bú sữa mẹ, nên cho ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm. Bữa ăn vẫn cần có chất béo để tăng thêm năng lượng khẩu phần, bạn nên thay mỡ bằng dầu ăn.
    • Trong thời gian này bạn chỉ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo (cháo thịt gà băm nhỏ có tác dụng tốt trong quá trình điều trị tiêu chảy), súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát.
    • Thức ăn cần nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.
    • Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh. Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng vào nước đang đun sôi trước bữa ăn.
    • Nên cho trẻ ăn thêm quả chín, hoặc nước quả chín: Chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.
    :

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này