1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Hà Nội Tràng hoa quấn cổ và vài điều mẹ bầu cần biết

Thảo luận trong 'Tư vấn sức khỏe' bắt đầu bởi muoigentis, 13/11/19.

  1. MB+ - Nguy cơ thai nhi bị dây rốn quấn xung quanh cổ tương đối cao, em bé của bạn có thể bị suy thai bất cứ lúc nào. Cuối thai kỳ, nếu em bé bị tràng hoa quấn cổ sẽ rất nguy hiểm. Gentis sẽ chia sẻ nhiều hơn trong bài viết sau.
    Tràng hoa quấn cổ và những điều mẹ bầu cần biết
    1. Tràng hoa quấn cổ là gì?
    [​IMG]
    Tràng hoa quấn cổ (còn gọi là dây rốn quấn cổ) là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng. Do thai nhi thường xuyên cử động, xoay chuyển trong không gian tử cung chật hẹp của mẹ.
    2. Cách phát hiện bé bị tràng hoa quấn cổ
    Qua siêu âm mới phát hiện chính xác bé bị tràng hoa quấn cổ. Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Một số trường hợp phát hiện tràng hoa quấn cổ vào tháng thứ 5-6.
    Ngoài ra, thai máy bất thường có thể cũng là dấu hiệu của tràng hoa quấn cổ. Nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở, thai sẽ đạp nhiều và bất thường hơn.
    Việc dây rốn quấn cổ có liên quan tới cả độ dài dây rốn, khối lượng nước ối… Ngoài ra, sự vận động của mẹ cũng ảnh hưởng không ít. Lao động quá sức sẽ khiến đầu thai nhi có xu hướng xoay xuống, sẽ dẫn đến dây rốn cuộn xung quanh ban đầu lòng, sau dần dần thắt chặt.
    Những trường hợp dây rốn dài hơn thai nhi hoặc thai nhỏ, ối nhiều cũng có xác suất bị quấn cổ nhiều hơn.
    3. Sự nguy hiểm đối với mẹ và thai nhi
    – Với thai nhi: Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở. Nên bé sơ sinh có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ.
    – Nguy cơ khi vượt cạn: Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài.
    – Nguy cơ với bé sau khi chào đời: Nếu được bác sĩ xử lý kịp thời thì các trường hợp tràng hoa quấn cổ không gây nguy hiểm cho bé sơ sinh. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn chặt thì bé có thể bị thiếu oxy. Do đó đối với những bé bị tràng hoa quấn cổ, sau khi sinh nếu mẹ phát hiện thấy bé sơ sinh có dấu hiệu co giật, chân tay run thì cần đưa bé đi khám ngay.
    Một số trường hợp thai ở tuần 18-25 bị dây rốn quấn cổ rồi sau đó tự trở lại bình thường.
    [​IMG]

    Để tránh cho em bé bị quấn thêm, mẹ cần tránh các kích thích quá mức cho thai nhi, vận động nhẹ nhàng , không làm việc quá sức, ăn uống hợp lý, tinh thần thoải mái, tránh nghe các loại nhạc quá mạnh, đến những nơi ồn ào. Nên chọn nghe những bản nhạc có giai điệu êm dịu. Đọc thêm: Tầm quan trọng của mốc khám thai tuần 22

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này