1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Triệu chứng đau nhức đầu gối là bệnh gì? cảnh báo 09 bệnh nguy hiểm bạn cần biết

Thảo luận trong 'Dịch vụ sức khỏe' bắt đầu bởi Trung keng, 16/1/18.

  1. MB+ - Đau nhức đầu gối là bệnh gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người thường hay gặp phải triệu chứng này,triệu chứng này gặp ở mọi lứa tuổi gây cản trở rất nhiều trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Theo dõi bài chia sẻ sau đây để hiểu xem đó là triệu chứng của những bệnh gì nhé!

    1. Đau nhức đầu gối là triệu chứng của bệnh gì?
    Đau khớp gối là tình trạng thường gặp ở nhiều người với mọi độ tuổi, đặc biệt là người già. Đây là một dấu hiệu lâm sàng của nhiều căn bệnh về xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối…

    [​IMG]

    Đau nhức đầu gối là triệu chứng của nhiều bệnh

    2. Nguyên nhân gây đau nhức đầu gối

    2.1. Các bệnh gây đau nhức đầu gối
    Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn làm giảm thiểu lượng dịch khớp. Đây là bệnh mạn tính chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người có tuổi. Thoái hóa khớp gối thường có các biểu hiện như khớp gối kêu lục cục, răng rắc; đau mỏi đầu gối.

    Viêm đa khớp dạng thấp: Là một bệnh tự miễn, thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên với biểu hiện như cứng khớp buổi sáng, sưng đau các khớp. Tổn thương thường là khuỷu tay hoặc gần khớp gối. Sưng đau khớp trong bệnh này thường có tính chất đối xứng ở các khớp nhỏ bàn tay, bàn chân, khớp gối, khuỷu. Vùng da và các tổ chức quanh khớp mềm, nóng do hiện tượng viêm.

    2.2. Viêm bao hoạt dịch đầu gối
    Túi hoạt dịch là miếng đệm nhỏ nằm ở phía bao khớp có chứa chất dịch để bôi trơn nuôi dưỡng sụn, làm hoạt động đệm giữa các xương, dây chằng và các cơ nằm gần xương. Khi bao hoạt dịch bị nhiễm trùng sẽ làm chất hoạt dịch tăng lên gây tình trạng viêm bao hoạt dịch. Đầu gối sẽ xuất hiện tình trạng sưng, đỏ. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy khó chịu và đau nhức.

    2.3. Bong gân
    Khi bạn vận động quá nhiều hoặc đột ngột có thể gây áp lực lên các mô chân dẫn đến tình trạng bong gân. Tình trạng này có thể phục hồi trong một vài ngày nếu ở mức độ nhẹ. Đừng quên dùng túi nước đá chườm và nghỉ ngơi đầy đủ.

    2.4. Đau đầu gối trước
    Khi cơ bắp yếu, bị chấn thương nhưng cố hoạt động cũng có thể gây ra đau đầu gối.

    2.5. Nhiễm trùng
    Những vết thương bị nhiễm trùng ở đầu gối cũng có thể gây ra tình trạng đau, sưng và đôi khi khiến bạn thấy nóng rát ở đầu gối. Bạn có thể đến gặp bác sĩ để có lộ trình điều trị phù hợp.

    2.6. Viêm xương khớp
    Viêm xương khớp cũng là một trong những nguyên nhân gây đau đầu gối. Đặc biệt, khi béo phì sẽ làm tăng sức nặng lên đầu gối càng khiến bạn cảm thấy nhức buốt hơn. Tốt hơn hết, bạn nên đến gặp bác sĩ.

    2.7. Tổn thương dây chằng
    Khớp và xương được kết nối bởi dây chằng. Khi bạn chơi thể thao hoặc hoạt động quá mạnh là nguyên nhân dẫn tới tổn thương dây chằng (dây chằng bị giãn hoặc đứt). Đây là lý do khiến đầu gối bạn bị đau nhức.

    2.8. Tổn thương sụn chêm
    Là tổn thương hay gặp nhất ở khớp gối trong chấn thương thể thao, ngoài ra khá thường gặp do tai nạn giao thông. Với tổn thương này, không nên tự ý đắp thuốc hay điều trị tại nhà, mà nên đi chiếu chụp để được chấn đoán và điều trị phù hợp.

    2.9. Tổn thương xương bánh chè
    Khi gập chân lại, nếu bạn nghe thấy âm thanh như kiểu bị rạn, điều này có nghĩa bạn đang bị trật khớp hoặc liên quan tới những tổn thương ở xương bánh chè. Tình trạng sưng có thể xảy ra ngay sau đó. Hãy đến ngay các cơ sở bệnh viện y tế có chuyên môn để kiểm tra và phát hiện bệnh kịp thời.

    3. Cách điều trị tại nhà khi bị đau nhức đầu gối
    – Thời tiết lạnh có thể khiến cơn đau nhức nặng hơn, do đó nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là đầu gối, chân tay.

    – Chườm nóng và xoa bóp đầu gối để giảm đau.

    – Điều chỉnh thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế đi lại hoặc làm việc nặng.

    – Có chế độ ăn uống đầy đủ, giàu canxi và omega 3, vitamin C để tái tạo sụn khớp và tăng cường sức khỏe cho xương khớp, giảm cơn đau khớp hiệu quả.

    – Rèn luyện cơ thể, đặc biệt là hệ cơ xương khớp bằng các bài tập nhẹ nhàng và phù hợp, tránh những động tác mạnh gây ảnh hưởng đến khớp gối.

    – Nghỉ ngơi, hạn chế vận động khi cơn đau khớp gối kéo đến.

    – Chườm khớp gối bằng đá lạnh để giảm đau hoặc chườm nóng bằng ngải cứu rang muối mỗi ngày 2 lần để giảm đau rất tốt.

    – Xoa bóp khớp gối hàng ngày với thuốc Voltaren và tập một số bài vận động dành cho người bị đau khớp gối.

    – Giữ ấm đầu gối, chân khi thời tiết chuyển lạnh để hạn chế những cơn đau và cứng khớp.

    – Sử dụng các thuốc bổ khớp Glucosamin, sụn cá mập,…

    – Bổ sung các vitamin và khoáng chất tốt cho hệ xương khớp và cơ thể như canxi, kali, magie, kẽm…vitamin A, B, C, E. Các thực phẩm giàu omega-3 có trong cá hồi, cá thu, cá ngừ, các loại hạt ngũ cốc rất cần thiết cho người bị đau nhức do thoái hóa khớp vì nuôi dưỡng sụn khớp rất hiệu quả.

    >>> Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh về đau nhức khớp gối, chúng ta cần thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, luyện tập hợp lý để bồi dưỡng hệ xương khớp chắc khỏe. Bên cạnh đó, mọi người cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp để hỗ trợ phòng ngừa bệnh như TPCN Thuốc xương khớp Bi-jcare

    [​IMG]

    TPCN điều trị bệnh xương khớp Bi-jcare

    Hi vọng với bài viết tổng quan này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !
    :

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này