1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Các công ty than chịu ảnh hưởng bởi cuộc tấn công của khí đốt

Thảo luận trong 'Thị trường khác' bắt đầu bởi libelu309, 6/5/20.

  1. MB+ - Trước tình hình dịch bệnh covid ngày càng phức tạp, nhiều lĩnh vực đầu tư đã thay đổi chiến lược và điều chỉnh giá thành khi bán sản phẩm ra ngoài thị trường. Trong đó, bao gồm cả cơ cấu chuyển hóa năng lượng. Giá khí đốt giảm mạnh, rẻ ngang bằng khí than, từ đó, khiến các công ty than phải lo ngại về tính cạnh tranh trong thời gian tới. Liệu rằng, than đá có còn được trọng dụng như từ trước đến nay không?

    Tình hình dịch bệnh covid lan rộng đã tác động chung đến nền kinh tế toàn cầu. Nhiều công ty than đã phải đau đầu trước mối lo ngại về giá khí đốt tự nhiên sụt giảm, rẻ ngang bằng khi xuất khẩu than. Tuy dự báo chỉ biến đổi về giá tạm thời, nhưng nó tác động đến việc sử dụng năng lượng đáng kể trong thời gian hiện tại, và gây ra tổn thất lớn trong doanh thu…

    [​IMG]

    Cuộc tấn công của khí đốt năm 2020 được xem là cột mốc lịch sử, đánh giá sự tuột giá không phanh, kỉ lục từ trước đến giờ, và có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng của nhiều quốc gia.

    Trước đây, để sử dụng khí đốt tự nhiên trong sản xuất điện là cả một vấn đề khó, do kinh phí đầu tư lớn, buộc các công ty than phải nhập khẩu than để cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên, hiện nay, giá khí đốt hạ thấp như thế này đã khiến cho chiến lược sử dụng năng lượng thay đổi và việc tiêu dùng than trong sản xuất bị tiết chế, vì yếu tố môi trường. Trước tình hình này, nếu kéo dài thì rất có nguy cơ nhiều công ty than phải rơi vào tình trạng thua lỗ hàng chục tỷ đồng và rơi vào tình trạng phá sản trên thế giới.

    Đại dịch đi qua đã đẩy mức giá bán khí đốt giảm kỷ lục, khiến cho nhiều nước như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… dần thay đổi kế hoạch và bắt đầu có xu hướng dùng đốt khí đốt tự nhiên nhiều hơn. Dự tính từ đây đến năm 2025, Hàn Quốc sẽ chuyển thành công ½ năng lượng sang khí đốt tự nhiên và đồng thời, giảm mức tiêu thụ than xuống đáng kể.

    Chỉ trong tháng 2 vừa qua, Hàn Quốc đã siết chặt hệ thống nhà máy điện than, tạm ngưng hoạt động 28 đơn vị. Hành động này đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh doanh chung của các công ty than và các công ty này cần xây dựng một kịch bản mới, đối phó hiệu quả để tồn tại lâu dài trong thời gian tới.

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này