1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Cách xử lý hợp đồng đặt cọc vô hiệu theo đúng quy định pháp luật

Thảo luận trong 'Mua, Bán BĐS' bắt đầu bởi KimLii1998, 21/3/20.

  1. MB+ - Hợp đồng đặt cọc là văn bản pháp luật nhằm đảm bảo giao dịch trong quá trình mua bán, cho thuê bất động sản. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hợp đồng đặt cọc mất hiệu lực. Hay còn gọi là hợp đồng vô hiệu. Ở bài viết dưới đây, san bds Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ về cách xử lý vấn đề này.

    I. Những điều cần biết về hợp đồng đặt cọc
    Đặt cọc hiểu đơn giản là bên mua trao cho bên bán một khoản tài sản (tiền, vàng hoặc vật có giá trị khác). Khoản tiền này nhằm đảm bảo cho giao dịch trong các trường hợp:


    • Giao kết hợp đồng: 2 bên mua bán, cho thuê thảo luận về việc chấm dứt hay thay đổi các điều khoản đã nêu trong hợp đồng (phải tuân theo những nguyên tắc của pháp luật).

    • Thực hiện hợp đồng: 2 bên thực hiện đảm bảo những nội dung đã cam kết trong hợp đồng được thực hiện.
    Các trường hợp xảy ra khi các bên thực hiện đặt cọc là:

    • Khi hợp đồng thành công. Phần tài sản cọc sẽ được trừ vào khoản tiền giao dịch hoặc bên bán sẽ hoàn lại cho bên mua.

    • Bên nhận cọc từ chối thực hiện hợp đồng thì phải hoàn lại phần tiền cọc. Đồng thời bên bán phải bù thêm một khoản tiền bồi thường theo thỏa thuận. Thường thì sẽ tương đương với phần tiền đã cọc.

    • Bên đặt cọc từ chối giao kết/thực hiện thì phần tài sản đã đặt cọc thuộc về bên còn lại.
    Đặt cọc là hình thức nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp cho cả 2 bên. Vì vậy hình thức này cần được xác lập thành văn bản theo pháp luật. Văn bản này chỉnh là hợp đồng đặt cọc. [​IMG]
    Hợp đồng đặt cọc là hình thức đảm bảo giao dịch giữa các bên

    II. Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?
    Theo pháp luật, các giao dịch dân sự có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    • Chủ thể giao dịch phải có năng lực hành vi và năng lực pháp luật dân sự để có thể thực hiện các hoạt động trong giao dịch.

    • Các bên tham gia trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, không bị lừa dối.

    • Nội dung của giao dịch trong hợp đồng đặt cọc không vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.
    Đặt cọc cũng thuộc một hình thức của giao dịch dân sự. Do đó, hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi vi phạm một trong những điều kiện đã liệt kê trên.

    Ví dụ các trường hợp hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu:

    • Người tham gia hợp đồng chưa đủ 18 tuổi.

    • Người tham gia hợp đồng không có đủ thẩm quyền với tài sản giao dịch.
    III. Xử lý hợp đồng đặt cọc vô hiệu

    1. Trường hợp không bị phạt cọc

    2. Bên gây ra lỗi phải thực hiện bồi thường

    >> Xem chi tiết tại: https://nhadatmoi.net/tin-tuc/hop-dong-dat-coc-vo-hieu.html

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này