1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Chăm sóc bệnh nhân rối loạn nhịp tim rất đơn giản nếu thực hiện cách sau

Thảo luận trong 'Dịch vụ sức khỏe' bắt đầu bởi nguyenthubnc, 24/12/18.

  1. MB+ - Rối loạn nhịp tim có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nên việc điều trị cũng không giống nhau. Tuy nhiên, mục tiêu điều trị và chăm sóc vẫn là giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, giảm nhịp tim, phòng ngừa các biến chứng của rối loạn nhịp tim nhanh gây ra như nguy cơ huyết khối, đột quỵ, suy tim, ngừng tim đột ngột. Vì vậy, nếu rối loạn nhịp tim của bạn là dấu hiệu bất thường, bác sỹ sẽ chỉ định một kế hoạch điều trị cùng với lưu ý chăm sóc sau đây.

    - Đối với bệnh nhân rối loạn nhịp tim cần thực hiện một số kế hoạch sau:

    Động viên, trấn an bệnh nhân vì bệnh nhân bị thường hay lo sợ, hốt hoảng.

    Đặt bệnh nhân nằm trên giường, mặc áo không cài khuy hoặc cởi áo, nằm đầu cao 30o - 45o.

    Thở oxy qua xông mũi 4 - 6 lít /phút.

    Chuẩn bị tấm ván cứng để khi cần làm ép tim ngoài lồng ngực.

    Đếm nhịp tim trong 1 phút, bắt mạch so sánh với nhịp tim.

    Đo huyết áp, đếm nhịp thở, tính lượng nước tiểu.

    Ghi điện tim.

    Sau đó nối máy theo dõi điện tim (monitor).

    Xem thêm >>> Người Mắc Bệnh Tim Nên Và Không Nên Ăn Gì?

    - Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi:

    Ăn nhẹ, ăn nhạt (xúp nóng, cháo đường, sữa...).

    Chăm sóc tại giường toàn diện.

    ⇒ Áp dụng chế độ ăn DASH

    Đối với những trường hợp rối loạn nhịp tim kèm tăng huyết áp, người bệnh nên áp dụng chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension). Chế độ ăn này vừa giúp hỗ trợ ổn định huyết áp, làm giảm biến cố tim mạch đồng thời góp phần điều hòa nhịp tim. DASH là chế độ ăn dễ áp dụng bằng cách: Ăn nhiều rau củ, trái cây, thực phẩm từ sữa ít chất béo; giảm bớt thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol; ăn ngũ cốc nguyên hạt, cá, các loại hạt; và hạn chế muối, đồ ngọt, đồ uống có đường, có gas, các loại thịt đỏ.

    ⇒ Chế độ ăn Low fat - Chế độ ăn hợp lý cho người bệnh động mạch vành
    Nếu bạn gặp phải những triệu chứng : Đau ngực/ đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, chân có dấu hiệu bị phù….

    Người bệnh có thể áp dụng chế độ ăn Low fat (chế độ ăn ít chất béo) để hỗ trợ điều hòa nhịp tim, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác như xơ vữa động mạch…Chế độ ăn này nhằm hạn chế lượng chất béo đưa vào cơ thể. Bạn nên lựa chọn thực phẩm ít chất béo như sử dụng sữa ít béo hoặc tách béo, hạn chế đồ chiên xào, sử dụng dầu thực vật thay thế mỡ động vật; tăng khẩu phần rau củ quả trong bữa ăn.

    Người bệnh rối loạn nhịp tim nên sử dụng nhiều tinh bột giàu chất xơ có chỉ số tinh bột thấp để góp phần điều hòa nhịp tim. Các thực phẩm nên được lựa chọn là: bánh mì, yến mạch, các loại ngũ cốc nguyên hạt (đậu tương, gạo nguyên cám, đậu đũa…), rau quả tươi (khoai tây, khoai lang, bắp cải, cần tây, các loại đậu,...). Đồng thời, chất xơ đóng vai trò then chốt trong việc phòng ngừa các bệnh như béo phì, tiểu đường,...

    [​IMG]

    ⇒ Người bị rối loạn nhịp tim nên hạn chế protein
    Protein là một chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với cơ thể; tuy nhiên, chúng cần có một khoảng thời gian dài hơn để tiêu hoá so với tinh bột nên đối với người bệnh rối loạn nhịp tim cần hạn chế chúng.

    Thịt là thực phẩm chứa rất nhiều protein, trong đó thịt đỏ còn chứa một hàm lượng lớn chất béo bão hoà làm tăng máu, gây hại cho hệ tim mạch. Khi sử dụng thịt động vật để cung cấp protein, bạn nên chọn thịt trắng (thịt gà) hoặc cá biển (cá mòi, cá trích, cá thu, cá hồi...). Ngoài ra, các loại đậu như đậu nành, đậu hà lan,… cũng là một nguồn cung cấp protein không nhỏ cho cơ thể.

    ⇒ Tăng cường bổ sung omega-3 giúp tim khỏe mạnh
    Omega-3 là một acid béo có lợi cho hệ tim mạch, có khả năng điều hòa nhịp tim. Chúng có nhiều trong cá, do đó, bạn nên ăn ít nhất 2 khẩu phần cá mỗi tuần để bổ sung omega-3 cho cơ thể. Một số loại hạt đậu, quả óc chó, trứng gà,... cũng có omega-3 nên được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn của bạn.

    ⇒ Bổ sung khoáng chấtTrong chế độ ăn, người bệnh rối loạn nhịp tim nên lưu ý lựa chọn các thực phẩm bổ sung khoáng chất như: Kali (các loại rau quả: cam, táo, chuối,...), Canxi ( hạnh nhân, yến mạch…), Magie (các loại hạt ngũ cốc…). Magie có vai trò quan trọng trong kiểm soát nhịp tim, duy trì sự ổn định của nhịp tim. Các loại thực phẩm giàu magie gồm: cải bó xôi (rau chân vịt), rau diếp, măng tây, cải xoong, dưa chuột, lúa mì, bí ngô, đậu, củ cải, hạnh nhân, mâm xôi, quả bơ, cần tây, hành tây, lê, dứa, cam, đu đủ,...

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này