1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Hà Nội Định vị thương hiệu startup như thế nào?

Thảo luận trong 'Thị trường khác' bắt đầu bởi tranphong96, 21/3/17.

  1. MB+ - Nguồn: công ty quảng cáo truyền thông tại hà nội

    Xây dựng một startup chưa bao giờ là việc dễ dàng. Huy động vốn để khởi nghiệp đã khó, việc định vị thương hiệu trên thị trường với hàng trăm đối thủ cạnh tranh đi trước lại càng khó hơn. BongSen Media hôm nay xin chia sẻ đến bạn một vài lưu ý khi xây dựng chiến lược định vị thương hiệu cho doanh nghiệp startup.

    [​IMG]

    Đừng vội suy nghĩ về tên thương hiệu hay xây dựng chiến lược định vị thương hiệu trước khi bạn xác định được mục tiêu thương hiệu của mình: Tại sao bạn lại quyết định bán sản phẩm hay dịch vụ này? Khách hàng có chào đón bạn vì lí do này không? Bạn muốn thay đổi điều gì trong thế giới xung quanh bạn? …Mục tiêu thương hiệu của bạn nên truyền cảm hứng, ý nghĩa, mang tính nhân văn, kết nối và mang mọi người đến gần nhau hơn.

    Hãy nghĩ tới khách hàng tương lai của bạn? Họ là ai? Họ thích gì? Hành vi mua sắm của họ ra sao? Tại sao họ cần đến sản phẩm của bạn? Mặt khác, những đối tượng nào không phải là mục tiêu của bạn? Hãy trả lời những câu hỏi trên cụ thể và lựa chọn phân khúc khách hàng của bạn. Thương hiệu của bạn cần thu hút và tiếp cận những khách hàng tiềm năng này cả về mặt cảm xúc và lý trí.

    Ẩn dưới nhu cầu mua sắm và tiêu dùng là yếu tố cảm xúc. Chính vì vậy, rất nhiều marketer tấn công vào cảm xúc của chúng ta. Việc khách hàng cảm nhận thế nào về thương hiệu thường bắt nguồn từ nhu cầu hay mong muốn, hay nói cách khác phương pháp đánh vào các yếu tố cảm xúc hay tâm lý sẽ là cách định vị hết sức hiệu quả.

    Cách định vị của 7up là một trường hợp điển hình. Khi mà thị trường nước cola đã được chiếm giữ bởi 2 thương hiệu khổng lồ là Coke và Pepsi. Cứ 3 sản phẩm nước ngọt được tiêu thụ ở thị trường Mỹ thì trong đó Coke và Pepsi đã chiếm tới 2 sản phẩm. Khi mà hai vị trí đầu tiên trong tâm trí người tiêu dùng với sản phẩm nước cola đã bị chiếm giữ bởi Coke và Pepsi thì 7up sẽ không thành công nếu định vị là một sản phẩm tương tự.

    Bằng cách tạo mối liên kết của sản phẩm với vị trí vững chắc của cola đã được hình thành trong tâm trí người tiêu dùng, 7up đã định vị mình là sản phẩm “không phải cola” (uncola), đây chính là một chọn lựa khác để thay thế khi người tiêu dùng không uống cola. Nếu nhìn từ khía cạnh tâm trí của người tiêu dùng thì coke sẽ chiếm vị trí đầu tiên, pepsi sẽ chiếm vị trí thứ 2 và 7up sẽ chiếm vị trí thứ 3.

    [​IMG]

    Hãy truy cập website của BongSen Media để biết thêm chi tiết về các dịch vụ thiết kế thương hiệu, tư vấn chiến lược kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ quảng cáo truyền thông.
    :

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này