1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Đục thủy tinh thể có phải là bệnh lây nhiễm không?

Thảo luận trong 'Dịch vụ sức khỏe' bắt đầu bởi nguyenlybnc, 26/11/18.

  1. MB+ - Đục thủy tinh thể là gì? Đục thủy tinh thể có lây không?

    Đục thủy tinh thể có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt và không bị lây từ người này sang người khác.

    Thủy tinh thể là bộ phận nằm sau giác mạc, có nhiệm vụ truyền tia sáng lên võng mạc. Tại võng mạc, tia sáng sẽ được chuyển thành tín hiệu qua dây thần kinh thị giác đưa lên não bộ phân tích. Thủy tinh thể là một môi trường trong suốt, giống như pha lê, được cấu tạo chủ yếu từ nước và protein.

    Đục thủy tinh thể là tình trạng mờ đục ở thể thủy tinh. Nguyên nhân do, các protein cấu tạo nên thủy tinh thể bị co cụm lại thành từng đám, làm cản trở đường truyền của tia sáng, kết quả là hình ảnh thu được trên võng mạc không sắc nét. Một số trường hợp, tia sáng chiếu lên các đám nhỏ này, sẽ bị khúc xạ lại hoàn toàn, tạo thành các điểm khuyết lên võng mạc, chính vì vậy mà mẹ bạn có thể thấy hiện tượng “ruồi bay”.

    Hầu hết đục thủy tinh thể có liên quan đến tuổi tác và là chứng bệnh phổ biến ở người lớn tuổi. Theo số liệu thống kê, hơn một nửa số người Mỹ ở độ tuổi 80 bị đục thủy tinh thể hoặc từng phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo.
    [​IMG]
    Xem ngay: >>> Mổ đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

    ► Mắt bị đục thủy tinh thể phải làm sao?

    Biết được nên làm gì cũng như chọn được phương pháp phù hợp để điều trị đục thủy tinh thể cũng sẽ giúp họ nhanh chóng khôi phục thị lực, ngăn chặn nguy cơ mù lòa vĩnh viễn. Hiện tại, nếu mẹ bạn bị chớm đục thủy tinh thể và chưa cần can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật,

    1. Lối sống khoa học cho người bệnh đục thủy tinh thể

    Theo các chuyên gia Nhãn khoa, cách tốt nhất để phòng tránh và ngăn đục thủy tinh thể tiến triển đó chính là áp dụng một lối sống khoa học cho mắt. Cụ thể, bạn hãy thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:

    - Tránh để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng: bằng cách đeo kính râm, đội mũ rộng vành khi ra ngoài trời nắng.

    - Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt: Bao gồm các thực phẩm giàu vitamin A, C, E, Lutein, Zeaxanthin có trong các loại rau có màu xanh đậm, cá biển, trứng, trái cây có màu cam đỏ (cà chua, ớt, gấc, đu đủ…)

    - Khám mắt định kỳ: từ 1 - 2 lần/năm

    - Bỏ hút thuốc lá: Do trong khói thuốc chứa nhiều độc chất, làm đẩy nhanh tiến triển của bệnh

    - Điều trị tích cực các bệnh mạn tính: Đặc biệt là các bệnh lý có liên quan mật thiết đến bệnh đục thủy tinh thể như tiểu đường, cường giáp, tăng huyết áp…

    2. Phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể


    Phẫu thuật nhằm loại bỏ thủy tinh thể bị đục bằng thủy tinh thể nhân tạo được tiến hành nhanh chóng bằng 2 phương pháp chủ yếu sau:

    - Phương pháp mổ Phaco:

    Bác sỹ sẽ dùng dao rạch một vết nhỏ ở rìa ngoài giác mạc. Sau đó dùng năng lượng siêu âm chia nhỏ thủy tinh thể bị đục và hút bỏ ra ngoài. Cuối cùng, thủy tinh thể nhân tạo sẽ được đặt vào thay thế.

    Ưu điểm:

    + Vết mổ nhỏ, không cần khâu

    + Thủ tục nhập viện đơn giản

    + Chi phí có nhiều mức phù hợp theo từng điều kiện kinh tế người bệnh (5 – 20 triệu đồng)

    + Được phổ biến rộng rãi, có thể thực hiện tại bệnh viện tuyến huyện

    Nhược điểm:

    + Không thích hợp với trường hợp bệnh nặng, thủy tinh thể bị xơ cứng nhiều

    + Vết mổ thực hiện bằng dao nên vẫn có nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu

    - Phương pháp mổ bằng Lazer:

    Phương pháp này chỉ khác mổ phaco ở chỗ thay vì dùng dao, bác sỹ sẽ dùng năng lượng Laser để tạo một đường rạch chính xác trên giác mạc.

    Ưu điểm:

    + Áp dụng cho cả người bệnh đục thủy tinh thể nặng, không thể can thiệp bằng phương pháp Phaco

    + Tạo vết mổ chính xác, nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn

    + Khắc phục được tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị…) nếu có ở người bệnh đục thủy tinh thể.

    Nhược điểm:

    + Vết mổ lớn hơn phương pháp Phaco

    + Cần yêu cầu bác sỹ có tay nghề cao, thiết bị hiện đại

    + Chi phí cao (60 - 100 triệu đồng)

    + Chưa phổ biến ở các bệnh viện tuyến dưới

    Việc lựa chọn phương pháp điều trị đục thủy tinh thể nào còn phụ thuộc vào mức độ bệnh cũng như lứa tuổi mắc phải. Do đó, bạn cần đi khám sớm để được bác sỹ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất, nhằm phòng tránh nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.

    _______________
    Nguồn: http://binhnghiamst.com/

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này