1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Ke hoach marketing cho phong kham chuan MBA

Thảo luận trong 'Thị trường khác' bắt đầu bởi dtrigan1412, 10/9/18.

  1. MB+ - Mức độ cạnh tranh cũng rất khốc liệt, các phòng khám tư nhân mọc lên ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng là các bệnh nhân muốn sử dụng dịch vụ khám và điều trị bệnh nhanh chóng và thuận tiện. Để có thể quảng bá thương hiệu cho phòng khám đồng thời thu hút khách hàng và gia tăng doanh số cho hoạt động kinh doanh hiệu quả, các phòng khám cần chú ý đến việc xây dựng kế hoạch Marketing cho phòng khám sao cho hiệu quả nhất.

    Lập kế hoạch Marketing cho phòng khám không khó tuy nhiên cách lập kế hoạch như thế nào để sát với thực tế đồng thời mang lại hiệu quả tốt nhất khi triển khai hoạt động là vấn đề đáng nói. Do vậy, marketing cho phòng khám hiệu quả là không hề đơn giản.Trong kế hoạch marketing phòng khám cần phải cho khách hàng thấy rõ những lợi ích mà họ sẽ được nhận khi sử dụng dịch vụ phòng khám (chăm sóc sức khỏe), nghĩa là dịch vụ đó đem lại cho khách hàng những gì, tốt hơn các đối thủ cạnh tranh ra sao. Một khi cho khách hàng thấy được điều đó, kế hoạch marketing cho phòng khám của bạn sẽ thực sự thành công.
    [​IMG]
    Vai trò


    Trước khi xây dựng kế hoạch Marketing cho phòng khám thì phải hiểu được vai trò của hoạt động Marketing cho phòng khám trước, hay nói cách khác chính là tại sao nên triển khai Marketing cho phòng khám.

    Đây là cơ hội tuyệt vời để các phòng khám hoạt động.Giờ đây, bệnh nhân hay khách hàng không phải chỉ có lựa chọn duy nhất là khám bệnh ở các bệnh viện, trạm y tế công lập mà có thể có các lựa chọn khác chính là các phòng khám. Việc thay đổi cơ chế nhà nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tự thu tự chi giúp cởi trói cho bệnh viện và các các y bác sĩ, nhân viên là việc trong các bệnh viện.

    • Việc triển khai các hoạt động Marketing giúp các phòng khám thu hút khách hàng hiệu quả đồng thời quảng bá thương hiệu phòng khám đến với đông đảo khách hàng tiềm năng.Với cơ chế cởi trói cho bệnh viện, các bệnh viện công lập cùng với phòng khám tư nhân có một sân chơi bình đẳng hơn tuy nhiên đi cùng với đó là sự cạnh tranh cao hơn đúng theo định hướng của cơ chế thị trường.

    • Hiểu theo một cách đơn giản đó chính là ai thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ, ai cung cấp dịch vụ tốt hơn, phục vụ khách hàng chu đáo hơn thì có cơ hội phát triển và thu được lợi nhuận lớn.Chính vì vậy các phòng khám tư nhân ngày càng nở rộ đi cùng với triển khai các hoạt động Marketing, quảng cáo tiếp thị rầm rộ, không chỉ có phòng khám mà cả các bệnh viện công lập và bệnh viện nhân đều chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và tiếp cận bệnh nhân thông qua các kênh Marketing, các chiến dịch quảng bá, giới thiệu hay khuyến mại dịch vụ.

    • Chính sự cạnh tranh ngày càng lớn khiến cho các phòng khám hay bệnh viện tư nhân cần xây dựng kế hoạch Marketing cho phòng khám để quảng bá thương hiệu và thu hút thêm nhiều khách hàng nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của phòng khám. Sân chơi giờ gần như công bằng, điều khác biệt chỉ đến từ cách làm, cách triển khai các hoạt động Marketing tiếp thị và nâng cao chất lượng dịch vụ để tiếp cận khách hàng hiệu quả.
    Phân tích độ cạnh tranh thị trường từ công cụ SWOT:

    Bước đầu tiên của kế hoạch marketing cho phòng khám sẽ định vị được thị trường hiện tại và vị trí phòng khám của bạn trên thị trường.

    Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh xung quanh không bao giờ là chi tiết thừa, thông qua SWOT bạn sẽ nắm được điểm mạnh, điểm yếu của bạn và đối thủ, xu hướng phát triển của đối thủ là gì, khách hàng hiện tại mà đối thủ nhắm đến thuộc nhóm nào, … từ đó xây dựng một chiến lược marketing phù hợp nhất

    Đây là bước đi tiền đề cho toàn bộ kế hoạch marketing cho phòng khám, hãy chuẩn bị thật tỉ mỉ và chu tất để có một kế hoạch hoàn hảo.

    Xác định phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu, định vị khách hàng:


    Xác định rõ phòng khám của bạn ở phân khúc thị trường nào, hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu nào, từ đó đi sâu vào mô tả khách hàng mục tiêu và xác định insight của họ.

    Hãy mô tả sát sao chân dung vị khách của bạn. Một bệnh nhân trung niên dùng nhiều bia rượu hay mệt mỏi cáu gắt dường như là chân dung “thượng đế” của một phòng khám gan. Tương tự như vậy, hãy tìm hiểu khách hàng của mình về tất cả mọi yếu tố nhân khẩu học, phác thảo lên hình ảnh bệnh nhân một cách cụ thể nhất có thể.

    Sau khi biết được khách hàng là ai, hiểu họ muốn gì, ta phải làm gì? – Làm cho họ biết tới ta – định vị khách hàng.

    Một vài ví dụ của “định vị”

    Khi nhắc đến iPhone, khách hàng nghĩ đến dòng điện thoại sang trọng thời thượng nhất, đó là định vị.

    Khi nhắc đến KFC, khách hàng nghĩ đến ngay ông vua gà rán, đó là định vị.

    Khi nhắc đến quán cafe sang chảnh nhất, khách hàng nghĩ đến Starbuck, đó là định vị.

    Nói một cách dễ hiểu, khi nhắc đến thương hiệu phòng khám của bạn, khách hàng nghĩ đến điều gì đầu tiên và ngược lại, khi nhắc đến điều gì mà khách hàng nghĩ đến phòng khám của bạn đầu tiên, đó là định vị.

    Mục tiêu của kế hoạch marketing cho phòng khám và thiết lập ngân sách:
    Để đạt được một mốc doanh thu thì phòng khám cần có một số lượng khách xác định. Lượng khách này được sinh ra từ hoạt động marketing.

    Tuy nhiên để tính được số lượng khách là bài toán phức tạp vì nó không đơn giản chỉ việc làm marketing là có khách hàng. Hầu hết tất cả những ai làm kế hoạch marketing cho phòng khám đều gặp khó khăn với vấn đề này và nên học hỏi, tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm đi trước.

    Lựa chọn công cụ marketing phù hợ

    Các công cụ nên được sử dụng một cách linh hoạt, chủ động. Chủ động xác định đâu là công cụ tốt nhất cho phòng khám, chủ động thay đổi công cụ khi thị trường thay đổi, chủ động đánh giá rủi ro và đưa ra phương án giải quyết,… có như vậy, kế hoạch marketing mới được đánh giá cao và hữu hiệu trong thực tiễn.

    Một vào công cụ phổ biến:

    • Xây dựng website: trước khi nghĩ đến bất kỳ phương pháp marketing online nào hãy lập cho phòng khám của bạn một website vì đó dường như là nền tảng của mọi hoạt động marketing online khác.

    Hãy xây dựng nội dung trang web, viết và biên tập các bài viết liên quan đến dịch vụ mà phòng khám của bạn cung cấp hoặc chia sẻ bài viết trên các trang website có liên quan.

    Xu hướng này đang ngày càng mở rộng, nội dung bạn viết sẽ mang lại một số lượng truy cập lớn cho trang web của bạn, và các bài báo được phát tán tốt sẽ mang thương hiệu của bạn đến một khối lượng công chúng lớn hơn.

    Search Engine Optimization (SEO): Gồm các phương thức marketing online nhằm tối ưu hóa website trên công cụ tìm kiếm. Mục đích là nâng cao thứ hạng và vị trí của trang web trên các máy tìm kiếm “seach engines (goolge, yahoo, bing…)”.

    Đối với phương thức này hãy lựa chọn từ khóa đúng với lĩnh vực mà dịch vụ y tế của bạn cung cấp và thực hiện các kỹ thuật nhằm tăng điểm đánh giá của Google về website của bạn. 

    • Google Adwords:. Đăng ký quảng cáo mất phí với công cụ Google Adwords và một số nhà cung cấp dịch vụ tương tự nhằm mục đích thu hút khách hàng từ Google Search hoặc từ các websites liên kết.

    Đối với phương thức này, việc của bạn là cân nhắc lựa chọn từ khóa và thực hiện “đấu thầu” để có được một trong vị trí cao nhất trên trang tìm kiếm của Google với mức giá tối ưu nhất. 

    Tham khảo thêm tại: https://marketingnuu.com/

    • Banner quảng cáo: Đây là hình thức mua các vị trí trên trang web hoặc địa điểm bên ngoài phòng khám để đặt các mẫu quảng cáo.

    • Blog & Social Media Marketing: Là cách xây dựng các blog, mạng xã hội (social network) và cùng chia sẻ những nhận xét hoặc quan điểm cá nhân, tạo nên những chủ đề thảo luận trên các diễn đàn cũng như các hoạt động do chính blogger để giới thiệu đường link đến trang web sản phẩm, dịch vụ trực tuyến.

    Theo số liệu do Facebook công bố mới đây cho thấy, tính đến tháng 7/2017, Việt Nam xếp thứ 7 trong Top 10 quốc gia có đông người dùng Facebook nhất thế giới với 64 triệu người dùng, chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook toàn cầu.

    Vậy chẳng phải khách hàng tiềm năng của phòng khám bạn đang ở trên Facebook sao? Còn chần chờ gì nữa mà không lên đường tiếp cận và chinh phục họ bằng kế hoạch marketing phòng khám của mình!

    Nguồn: phuthuymarketing.net/
    : seo-online

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này