1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Hà Nội Làm gì khi xe đạp điện gặp trục trặc

Thảo luận trong 'Xe Đạp, Xe Điện' bắt đầu bởi plusslongh2s2, 9/5/16.

  1. MB+ - Xe đạp điện tuy là dòng xe mới xuất hiện, rất dễ sử dụng và phù hợp với nhiều lứa tuổi, bối rối khi gặp những lỗi nhỏ của xe như sạc điện không vào…..Để khắc phục những lỗi nhỏ ở chiếc xe đạp điện cũ của mình bạn nên tham khảo những trục trặc mà xe đạp điện, xe máy điện hay gặp và cách khắc phục nhanh nhất.

    Cắm sạc nhưng điện không vào bạn có thể kiểm tra ổ điện hoặc phích cắm có chắc chắn không và điều chỉnh lại cho chắc. Có thể sạc đã bị hỏng, nếu lỗi này xảy ra khi bạn mới mua xe và vẫn đang trong thời gian bảo hành thì bạn có thể mang đến nơi mình mua như cửa hàng bán xe đạp điện cũ tại hà nội để đổi mới.

    Tay ga có vấn đề, pin vẫn đầy mà không vít ga được. Nếu xe vừa đi dưới mưa hay vùng ngập úng thì bộ điều tốc và bọ mạch trong xe bị ngấm nước, bạn có thể sấy khô tay ga và bộ điều tốc dọc thân xe. Nếu xe vẫn trong tình trạng tốt mà không ga được có thể do chưa nhả hết phanh tay, bạn có thể bóp tay phanh lại rồi sau đó nhả ra và vặn thử, cũng có thể tay ga bị tuột, bạn có thể mang xe đến trung tâm bảo hành hoặc nơi mua xe để kiểm tra.

    Ắc quy và bộ điều tốc là hai bộ phận quan trọng nhất và dễ hư hỏng. Đối với xe đạp chạy bằng ắc quy thì bộ phận hay hỏng nhất chính là ắc quy, dòng điện được phóng ra luôn bằng 1/10 lượng điện nạp sẽ kéo dài được tuổi thọ, bạn không nên đi hết sạch điện mới sạc, rất hại bình, làm bình nhanh yếu và hỏng. Không nên chạy xe khi mà điện trong đó xuống dưới mức cho phép.

    Hiện nay cửa hàng bán xe đạp điện cũ tại hà nội có hai loại đó là động cơ cổ góp và không cổ góp. Loại cổ góp là loại xe có thiết kế hiện đại hơn nhưng lại dễ bị hỏng. ta có thể phân loại hai động cơ này như sau: loại có 2 dây được nối từ động cơ ra được coi là loại có cổ, loại có 7 dây là loại không cổ góp. Xe đạp điện có thiết kế loại động cơ cổ góp có thể thay thế, sửa chữa dễ hơn .

    Động cơ cổ góp là loại xe đạp điện có thiết kế mới nên xe có thể chạy với tốc độ cao hơn, còn loại không cổ góp lại có ưu điểm là hiệu suất cao, không phụ thuộc vào độ ẩm, thời gian thay thế các bộ phận như chổi than là 2 đến 3 năm 1 lần. Đối với xe đạp điện cũ thì thời gian phải thay nhanh hơn.

    Bạn nên sạc xe thường xuyên, ít nhất 1 lần 1 tuần, còn sử dụng hàng ngày thì bạn nên sạc xe đến khi đầy mới rút sạc ra, tránh sạc gián đoạn. Trong điều kiện bình thường ắc quy vẫn tự hết điện nếu không sạc bình và để trong thời gian dài sẽ làm ăc quy bị hỏng, bạn chỉ có thể thay mới mà thôi. Một chiếc xe đạp điện thường có 4 đến 6 ăc quy, nếu 1 ăc quy bị hỏng thì những ắc quy còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng. Những xe có bộ điều tốc ở dưới gầm xe cũng rất dễ bị dính nước và hỏng hóc. Với những loại xe này nên tháo ra vả nhỏ sáp nến vào các giắc cắm cũng như đầu ra của nguồn điện. Nhược điểm của xe chạy bằng ắc quy là thời gian sử dụng hạn chế và thời gian sạc lại rất lâu. Vì vậy nên sạc điện hàng ngày để dảm bảo duy trì tuổi thọ của ắc quy. Những xe chạy bằng ắc quy cũng rất dễ hỏng trong môi trường ẩm ướt nên hạn chế đi vào trời mưa.
    :

    Chia sẻ trang này

  2. Comments1 Đăng bình luận
  3. thaobui12345

    thaobui12345 Thành Viên Mới

    một mẹo cần bỏ túi :)))

Chia sẻ trang này