1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Hà Nội Lịch Sử Phát Triển Của Internet Việt Nam

Thảo luận trong 'Thị trường khác' bắt đầu bởi hieunv1996, 1/7/16.

  1. MB+ - Lịch Sử Phát Triển Của Internet Việt Nam

    Trong bài viết này, lap dat mang se trình bày quá trình hình thành và phát triển của internet VIệt Nam cho tới nay. Nền tảng internet Việt cho tới nay có lịch sử chưa tới 20 năm.Bạn tin không ?

    Vào năm 1991, vị giáo sư Rob Hurle, Đại học Quốc gia Australia (ANU) đã cùng với ông Trần Bá Thái, Viện Công nghệ thông tin tại Hà Nội(IOIT) đã thí nghiệm kết nối máy tính ở Úc và Việt Nam qua đường điện thoại, ông dự định viết một phần mềm mới cho hệ thống UNIX có thể dùng modem liên lạc tới Việt Nam.

    [​IMG]



    Năm 1992, thí nghiệm đã thành công và IOIT có hộp thư điện tử riêng có doiman ở Úc để trao đổi email với Rob và có thể đây là lần đầu tiên người Việt Nam gửi một email ra nước ngoài.



    Vào tháng 9 năm 1993, ông Rob và một đồng nghiệp ở Đại học Tasmania đến Hà Nội tham dự hội thảo bàn về kế hoạch phát triển hệ thống Internet tại Việt Nam.

    Tới năm 1995, nhu cầu dùng Internet tại Việt Nam quá lớn và tài trợ từ Chính phủ Úc không còn đủ, nên bắt đầu thu tiền sử dụng Internet và thương mại hóa nó, ông Rob cùng các đồng nghiệp ở IOIT bắt đầu kế hoạch hợp tác cùng Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam(VNPT) phát triển dịch vụ.



    Sau 2 năm thử nghiệm cung cấp dịch vụ, năm 1994, Viện Công nghệ thông tin IOIT trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên ở Việt Nam, cung cấp dịch vụ thư điện tử tại tên miền quốc gia .vn. Các dịch vụ kiểu như thư điện tử như diễn đàn, liên lạc nội bộ, thư viện điện tử … cũng được cung cấp cho hàng ngàn khách hàng chỉ sau 1 năm. Các dịch vụ như thiết kế Web, FTP, TelNet… cũng được NetNam cung cấp đầy đủ khi Internet được chính thức cho phép hoạt động ở Việt Nam từ năm 1997.

    Lịch sử Internet Việt Nam được ghi nhận vào ngày 19.11.1997 cũng là ngày mà quốc gia hình chữ S kết nối với mạng thông tin của thế giới. Đây là nền móng cho Internet Việt Nam sau này, VNPT đã vinh dự được đón nhận trọng trách lớn gửi lời chào “Hello World”.



    Vào tháng 11 năm 1997, VNPT, NetNam, và 3 công ty khác đã trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam.



    Trước đó, việc thử nghiệm Internet tại Việt Nam xảy ra ở bốn địa điểm:



    - Viện Công nghệ thông tin - Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia liên kết với Đại học Quốc gia Australia phát triển thử nghiệm mạng Varenet năm 1994.

    - Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường liên kết với mạng Toolnet thuộc Amsterdam (Hà Lan) vào năm 1994.

    - Trung tâm Khoa học và công nghệ - Sở Khoa học công nghệ và Môi trường TP HCM hợp tác với nút mạng ở Singapore vào năm 1995 có tên gọi là mạng HCMCNET.

    - Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) - Tổng công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) tại hai địa điểm là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hai cổng quốc tế 64 Kb/giây kết nối Internet Sprintlink (Mỹ) trong năm 1996.



    Internet Việt Nam cũng đã nhận được nhiều trợ giúp từ nước ngoài để phát triển, năm 2010, Bill Gates giúp Việt Nam 30 triệu đôla Mỹ để phát triển internet tại vùng nông thôn.

    Giai đoạn 2000 – 2010



    Ngày 17/10/2000, Chỉ thị 58-CT/TW được phê duyệt bởi ông Phạm Thế Duyệt, thường trực Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.



    Khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2001, lần đầu tiên tại Việt Nam, cơ quan an ninh tóm hai hacker là Phan Quang Trung và Nguyễn Đắc Thuận ở Thành phố Hồ Chí Minh về hành vi đánh cắp mật khẩu và phát tán trên mạng. Sau sự kiện này thì vấn đề bảo mật hệ thống được chú trọng hơn bằng việc ban hành các luật lệ về internet



    Ngày 14/7/2005, việc ký kết thông tư liên tịch 02/2005/TTLT về quản lý đại lý Internet ban hành bởi Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Văn hóa-Thông tin, Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư



    Năm 2007, các hình thức kinh doanh Internet được khai trương tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.



    Ngày 09/10/2010, tại đại hội thành lập Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) tại Hà Nội nhằm lập ra ban lãnh đạo nhiệm kỳ đầu tiên và ra mắt Ban chấp hành của Hiệp hội chính thức với số lượng thành viên là 33.



    Giai đoạn 2011 – đến ngày nay



    Số người dùng internet tại Việt Nam tính đến thời điểm tháng 7 năm 2011 đã vượt qua con số 31 triệu người, trong đó có 4 triệu người dùng Internet băng rộng. Số lượng người sử dụng Internet đông đảo được xem là tiềm năng, tạo ra những cơ hội và nhiều thách thức giúp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.



    Theo thống kê của Tổng cục Thống kê vào tháng 3 năm 2012, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đã đạt đạt 32,1 triệu người với số thuê bao Internet trên cả nước đạt khoảng 4,2 triệu thuê bao.

    [​IMG]



    Theo báo cáo về tình hình Internet tại khu vực Đông Nam Á tính đến cuối tháng 7/2013 của một hãng nghiên cứu thị trường comScore, với 16,1 triệu người dùng Internet hàng tháng, Việt Nam là quốc gia có dân số trực tuyến lớn hàng đầu tại ASEAN, bỏ xa quốc gia đứng thứ 2 là Indonesia - 13,9 triệu người dùng và thứ 3 là Malaysia - 12 triệu người dùng.

    Nguồn : http://mangvanphong.com/lich-su-phat-trien-cua-internet-tai-viet-nam/

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này