1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

TP HCM Lucky88 đưa tin: Nhìn lại vụ Ten Hag - Sancho: Lợi và hại từ việc công khai chỉ trích cầu thủ

Thảo luận trong 'Thị trường khác' bắt đầu bởi leosama, 19/9/23.

  1. MB+ - Huấn luyện viên có nên chỉ trích cầu thủ của mình trước truyền thông hay không? Mục đích đằng sau những phát ngôn đó là gì? Và làm như vậy có mang lại hiệu quả không?

    Xem thêm: https://lucky88vn.com/ty-le-keo

    Khi được hỏi vì sao Jadon Sancho không có tên trong đội hình Manchester United trong trận gặp Arsenal, Erik ten Hag lý giải ngắn gọn rằng “màn thể hiện trên sân tập không đạt yêu cầu”. Ngay sau đó, tiền đạo người Anh đăng đàn rằng anh đã bị ông thầy người Hà Lan biến thành “con dê thế mạng”.

    Một số người cho rằng huấn luyện viên của Manchester United chỉ trả lời câu hỏi của phóng viên một cách trung thực và thẳng thắn, một số khác lại cho rằng Ten Hag không nhất thiết phải trả lời câu hỏi đó, hoặc đơn giản là đưa ra một lý do khác.

    Sự kiện này cũng dấy lên nhiều câu hỏi, rằng huấn luyện viên có nên chỉ trích cầu thủ của mình trước truyền thông hay không? Mục đích đằng sau những phát ngôn đó là gì? Và làm như vậy có mang lại hiệu quả không?

    Sancho lại khiến M.U bất ngờ
    4 cách để Ten Hag 'xoay bài' sau cú sốc Sancho
    Erik ten Hag không phải người duy nhất công khai chỉ trích cầu thủ

    Trước Ten Hag, không ít huấn luyện viên từng công khai chỉ trích cầu thủ của mình. Năm 2009, khi Darren Bent bỏ lỡ cơ hội trong trận gặp Portsmouth, Harry Redknapp nói với báo giới rằng: “Đến vợ tôi còn sút vào được.”

    Harry Redknapp nhắc nhở Darren Bent ngay trên sân.
    Sau này, cả hai người đều nói rằng họ đã thấy rất “buồn cười” vì phát ngôn đó, nhưng rõ ràng nó cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến cựu tiền đạo Tottenham. Năm 2021, anh hồi tưởng lại và nói với tờ FourFourTwo: “Harry là thế mà, nhưng lúc đó tôi cũng khó chịu chứ. Dù biết ông ấy không có ý gì, nhưng khi đó người ta liên tục bàn tán về nó và bây giờ vẫn vậy, dù nó đã xảy ra từ hơn 10 năm trước”.

    Cuối mùa giải năm đó, Darren Bent chia tay Tottenham và nói rằng quãng thời gian ở White Hart Lane là “hai năm tồi tệ nhất sự nghiệp”. Sau này, huấn luyện viên Redknapp cũng thừa nhận rằng ông hối hận về phát ngôn nhắm vào cậu học trò. Tuy nhiên, đó không phải lần duy nhất vị chiến lược gia lão làng này vạ miệng. Khi dẫn dắt Queens Park Rangers, ông giải thích lý do để Adel Taarabt dự bị rằng: “Tôi còn chạy được nhiều hơn cậu ta”.

    Đa số các huấn luyện viên, cầu thủ đã trao đổi với The Athletic đều cho rằng đôi khi chỉ trích một cá nhân trước truyền thông là điều khó mà cưỡng lại được. Một cựu huấn luyện viên Ngoại hạng Anh giấu tên đã chia sẻ với tờ báo này ông đã vô tình chỉ trích các cầu thủ của mình trước truyền thông: “Khi phóng viên hỏi về các bàn thua, tôi nói với họ rằng, ‘các anh đi mà hỏi cầu thủ ấy’, rồi tôi kể tên một số hậu vệ của mình ra. Ngay sau đó, tôi nhận ra mình đã sai và phải đi xin lỗi cầu thủ.”

    Mark Viduka cũng rơi và hoàn cảnh tương tự khi thi đấu cho Leeds năm 2004. Huấn luyện viên của Leeds khi đó là Peter Reid đã gạch tên cầu thủ này khỏi trận đấu quan trọng với Portsmouth, rồi công khai lý do là những bất đồng trên sân tập.

    Viduka có mối quan hệ không tốt với huấn luyện viên Peter Raid ở Leeds.
    Viduka sau này nhớ lại: “Là một huấn luyện viên, từ khoảnh khắc anh làm thế, anh bắt đầu mất đi những cầu thủ của mình. Chỉ trích trong phòng thay đồ thì ổn thôi, nhưng làm vậy trước công chúng thì thật khó để sửa chữa”.

    Dan Abrahams, một nhà tâm lý học thể thao, đã làm việc với nhiều cầu thủ lâm vào hoàn cảnh của Viduka, nhận định rằng: “Điều đó thường không làm cầu thủ mất tự tin - mặc cũng có trường hợp có - nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ và niềm tin với huấn luyện viên.

    Nếu trước đó, mối quan hệ giữa hai người là 8/10 thì giờ chỉ còn 5. Với những cầu thủ thông minh, nhạy bén, và thấu hiểu huấn luyện viên muốn truyền đạt điều gì, anh ấy chắc chắn vẫn sẽ buồn. Ngay cả với những người cứng rắn nhất, việc bị chỉ trích trên truyền hình quốc gia như vậy cũng khó mà nuốt trôi được”.

    Một cựu cầu thủ giấu tên cũng nói với The Athletic rằng khi bị đem ra làm “vật tế thần” khi đội chơi kém, anh mất hoàn toàn động lực khi chơi cho huấn luyện viên đó.

    Tuy nhiên, nhiều huấn luyện viên có vẻ vẫn không nhận ra điều đó hoặc cố gắng phớt lờ đi. Cũng có thể, họ có mục đích riêng khi chỉ trích cầu thủ của chính mình.

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này