1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Một vài mẹo nhỏ giúp chị em bảo quản áo dài tốt hơn

Thảo luận trong 'Thị trường khác' bắt đầu bởi huynq.231, 10/10/18.

  1. MB+ - Áo dài được làm từ nhiều chất liệu vải khác nhau. Nếu chị em không biết cách giặt và bảo quản sẽ làm áo dễ bị sờn, phai màu hay nhăn. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp chị em có thể bảo quản áo dài tốt hơn

    Giặt áo dài với từng nguyên liệu vải khác nhau

    + Áo dài nhung: Với loại vải này, bạn nên ngâm vào nước lạnh, sau đó trà xà phòng lên vêt bẩn và dùng bàn chải mềm cọ sát nhẹ. Nếu là dầu mỡ, có thể sử dụng xăng nguyên chất. Giặt xong không nên vắt mạnh, dễ làm vải bị nhăn. Một mẹo nhỏ khi bảo quản áo dài nhung, đó là dùng que gỗ nhỏ đập nhẹ ngay sau khi phơi khô cho áo phẳng ra, khi treo trong tủ nên để túi chống ẩm trong áo

    + Áo dài lụa:

    Nhúng áo lụa vào trong nước ấm, có hòa xà phòng, tối đa trong 5 phút. Đảm bảo nước có độ ấm vừa phải. Nước quá nóng (quá lạnh) làm cho đồ lụa bị giãn ra (hoặc co rút lại). Lấy xà phòng chà nhẹ vào vết bẩn trên áo. Tránh chà xát mạnh tay vì nó có thể làm hỏng áo.

    Tráng lại đồ lụa với nước pha 40ml giấm trắng. Giấm pha nước giúp loại bỏ xà phòng và khôi phục độ bóng cho lụa.

    Với lần giặt cuối, hãy dùng nước lạnh. Cho áo ra khỏi thau và bóp nhẹ đồ lụa. Sau đó, đặt áo dài lụa nằm thẳng trong chiếc khăn tắm to. Khăn tắm giúp hấp thu nước dư thừa và ko làm áo quần bị nhàu do phải vắt.

    Cuối cùng, phơi áo lụa ở nơi thoáng gió, không có ánh nắng trực tiếp.

    + Áo dài gấm

    Đối với áo dài gấm, tuyệt đối không được dùng máy giặt mà nên giặt hoàn toàn bằng tay. Để tránh áo phai màu và bền đẹp, bạn có thể giặt tay bằng dầu gội đầu nhưng cách tốt nhất là giặt khô và dùng bàn ủi hơi nước.

    Nếu giặt tay, nhiệt độ nước nên vừa phải, khoảng 30 độ. không nên giặt quá nóng, sẽ bị mất độ bóng, còn quá lạnh sẽ làm vải bị co lại.

    Khi phơi cần lộn áo quần phía trong ra ngoài. Chọn chế độ vải lụa khi ủi, nếu không có hãy trải một lớp vải mỏng lên và ủi như bình thường.

    + Áo dài phi bóng

    Vải phi bóng thường không thấm hút mồ hôi, nhiều poly, bề mặt vải dễ bị trầy xước. Vì thế, bạn ko nên tác động mạnh tới loại vải này.

    Nếu giặt bằng máy nên giặt bằng dung dịch và xả nhiều nước. Nếu giặt bằng tay nên xả nhiều nước. Trường hợp áo dài của bạn có những vết loang, bạn có thể ứng dụng một trong hai cách sau:

    Dùng nước cốt chanh xát vào những chỗ bị loang vết bẩn rồi xả lại bằng nước.

    Dùng cồn alcool 90 độ pha với nước rồi giặt bình thường.

    Một số để ý khác:

    - Khi mặc áo dài, bạn nên giặt giũ ngay sau khi vừa mặc xong ko nên để quá lâu. Vì áo dài bẩn càng lâu, vết bẩn càng bám dính vào áo dài, rất khó làm sạch hoặc khi làm sạch thì sợi vải dễ bị bào mòn, giảm độ bền. nhất là nếu chất liệu áo là tơ lụa, bạn càng cần giặt ngay.

    - Để tẩy những đốm thâm vàng trên áo do mồ hôi để lại, bạn có thể dùng chanh hoặc giấm.

    - Tuyệt đối không dùng thuốc tẩy để giặt tẩy áo dài vì nó sẽ làm vải áo bị xơ, nhanh phai màu và giảm độ bền đẹp của áo. Nếu có điều kiện, bạn nên mua máy giặt sấy khô để giặt sẽ tốt hơn

    - Sợi tơ tằm có kết cấu tương tự như tóc người, Do vậy bạn ko nên phơi áo dài cách tân lụa nơi có ánh nắng trực tiếp, gay gắt sẽ làm áo nhanh phai màu, sợi vải giòn, khô và cứng.

    - Lúc ủi cũng tương tự, bạn hãy dùng bàn ùi hơi nước hoặc ủi khi áo còn ẩm, cách khác đó là cho áo vào túi đậy kín và cho vào tủ lạnh một lúc rồi mang ra ủi sẽ tốt hơn.

    - Khi không mặc đến, bạn hãy gấp áo lại và cho vào túi sạch để áo ko bị bám bụi và luôn mềm mại.
    : áo dài

    Chia sẻ trang này

    huynq.231, 10/10/18
    Last edited by huynq.231; at 10/10/18
    #1
  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này