1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Nguyên nhân rụng tóc ở nữ do rối loạn nội tiết tố

Thảo luận trong 'Dịch vụ sức khỏe' bắt đầu bởi nguyenlybnc, 12/12/18.

  1. MB+ - DHT là một hormone nội sinh trong cơ thể, do testosterone chuyển hóa thành. Hoạt lực của DHT mạnh gấp 5 lần so với testosterone, khi nội tiết tố cơ thể thay đổi thi lượng testosterone giảm xuống, lúc DHT sẽ hình thành. Hooc mon này thường có ở phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ sau khi sinh và đàn ông tuổi trung niên – khi có những rối loạn dẫn đến suy giảm testosterone, cơ thể tăng sản xuất DHT nên thường bị rụng tóc nhiều , hói đầu mạnh trong giai đoạn này.

    Khi nồng độ DHT tăng cao trong máu, sẽ tác động vào nang tóc làm chúng co lại, lớp màng bảo vệ trên da đầu dày hơn, dẫn đến việc ức chế hành tóc (bộ phận sinh trưởng dưới chân tóc) không nhận được đủ chất dinh dưỡng, tóc sẽ mỏng đi, yếu, dễ rụng và khó mọc lại. Các nang tóc bị chôn vùi dưới lớp da đầu do đó quá trình thiết lập những sợi tóc mới bị trì hoãn. Số lượng tóc ngày một ít hơn vì tóc cũ rụng đi nhưng không có tóc mới thay thế.
    [​IMG]

    Xem ngay: >>> Rối loạn nội tiết tố da gây mụn, nám và cách điều trị

    ► Nguyên nhân gây rụng tóc do rối loạn nội tiết tố


    - Trải qua quá trình sinh đẻ:

    Ở phụ nữ, chu kỳ sinh trưởng, phát triển của tóc liên quan đến lượng estrogen trong cơ thể. Khi hàm lượng nội tiết tố tăng cao trong thời gian mang thai (đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ), làm tăng tỷ lệ tóc ở pha phát triển (bình thường, pha này chỉ chiếm từ 80- 85% lượng tóc trên đầu, trong thời gian mang thai có thể tăng lên mức 95%), tóc phát triển nhanh, bóng đẹp, ít rụng.

    Sau khi sinh, lượng nội tiết tố trong cơ thể trở về sinh lý bình thường như khi chưa mang thai, khiến những tóc được kéo dài thời gian phát triển trước đó sẽ bị rụng. Hiện tượng bắt đầu xuất hiện sau sinh từ 1 đến 4 tháng, có thể kéo dài đến nửa năm.

    Một nguyên nhân nữa là trong thời kỳ sau sinh, sự rối loạn về nội tiết tố do estrogen giảm khiến DHT (một hooc môn gây rụng tóc, hói đầu) tăng lên (estrogen và DHT là hai hooc môn có tính chất đối kháng, khi bị thiếu hụt estrogen thì cơ thể sẽ sản sinh ra DHT). DHT gây tăng tiết bã nhờn và teo nang tóc khiến tóc rụng và khó mọc trở lại.

    - Chế độ thiếu dinh dưỡng:

    Một số phụ nữ vì điều kiện kinh tế, phải lao động nặng nhưng lại ít có điều kiện bồi bổ cơ thể, số nữa còn thực hiện chế độ kiêng khem để giảm cân… Tất cả những nguyên nhân trên gây rối loạn dinh dưỡng nuôi tóc khiến tóc dễ rụng và khó mọc trở lại.

    - Rụng tóc do da đầu nhờn (viêm da dầu):

    Đây là nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc ở nữ giới. Biểu hiện là tóc nhanh bết dính, gàu nhiều. Chất nhờn tiết ra quá nhiều gây cản trở quá trình trao đổi chất ở chân tóc khiến tóc yếu, dễ rụng.

    - Stress, căng thẳng:


    Áp lực từ công việc, cuộc sống khiến phụ nữ dễ bị căng thẳng thần kinh, stress, mất ngủ…. Nếu tình trạng kéo dài có thể gây rối loạn nội tiết và làm giảm tuần hoàn máu trên da đầu gây ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng tóc, khiến tóc dễ rụng.

    - Do bệnh tự miễn hoặc một số bệnh khác.


    Một số bệnh tự miễn khiến cơ thể tự tạo ra yếu tố tấn công nang tóc làm tóc dễ rụng. Ngoài ra, một số bệnh da liễu như: nấm da đầu, viêm nang lông (viêm chân tóc), hay bệnh nội tiết như cường giáp, suy tuyến giáp, đái tháo đường, ung thư… cũng là nguyên nhân khiến tóc rụng.

    Chế độ ăn uống giúp cân bằng nội tiết tố giảm chứng rụng tóc ở nữ:

    Chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh, điều trị bệnh tật nói chung và bệnh rối loạn nội tiết tố nữ nói riêng. Bệnh rối loạn nội tiết tố, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn điều trị của bác sỹ bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày một cách hợp lý để điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ một cách hiệu quả nhất:

    – Uống đủ nước mỗi ngày sẽ làm hormone cortisol trong cơ thể một cách hiệu quả nhất, bạn có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép rau quả tươi, trả thảo mộc đều phát huy tác dụng rất tốt.

    – Đảm bảo ăn đa dạng các loại dưỡng chất cho cơ thể, bổ sung thêm các loại thực phẩm làm tăng nội tiết tố nữ như: đậu nành và các sản phẩm được chế biến từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành), cà rốt, khoai tây, tỏi, rau bina, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải, chanh, đậu hủ, bí ngô, chuối, mè đen, nấm, đậu đen,…;

    – Ăn ít nhất hai bữa cá cá tuần: Các loại cá là những thực phẩm vừa giàu protein vừa chứa nhiều omega-3, omega-6 và omega-9, những loại dầu này là nguồn chất béo tốt nhất cho cơ thể. Hãy ăn ít nhất mỗi tuần hai bữa cá sẽ giúp bạn duy trì sự cân bằng của hệ thống nội tiết, góp phần điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ hiệu quả;

    – Cung cấp Vitamin và khoáng chất đầy đủ cho cơ thể: Thiếu vitamin làm rối loạn sự bài tiết của hormone gây ảnh hưởng xấu tới da, đặc biệt là vitamin E, chính vì vậy để điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể bằng các loại thực phẩm giàu vitamin và viên uống bổ sung.

    – Tránh xa các loại thức ăn nhanh: Như xúc xích, thịt nguội, bánh mì kẹp, gà rán, mì ăn liền, bim bim,… trong những loại thức ăn này có chưa rất nhiều chất béo no sẽ kích thích các hormon bài tiết quá độ gây rối loạn nội tiết tố nữ, đồng thời chúng còn là “thủ phạm” mang lại cho bạn các bệnh về tim mạch, các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục, thúc đẩy tế bào ung thư tuyến vú hình thành nữa đấy;

    – Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh mì, gạo, các loại ngũ cốc,…

    – Cần tránh các chất quá béo, ngọt, hay quá mặn, hạn chế thức ăn ướp lạnh, cũng như chế độ ăn uống quá kiêng khem.
    _________
    Nguồn: http://binhnghiamst.com/

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này