1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Hà Nội Nhiều chủ đầu tư lừa dân, lừa cả nhà nước

Thảo luận trong 'Mua, Bán BĐS' bắt đầu bởi tranhamy, 3/4/15.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. MB+ - Đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng hiện nay đang có thực tế chủ đầu tư huy động vốn của người dân nhưng không chịu đầu tư xây dựng dự án, không chịu đóng thuế.
    » Dự án sa lầy đại hạ giá không ai mua
    » Đại gia tỷ đô đo đếm tiềm năng 3 kênh đầu tư ‘nóng’ ở Việt Nam
    » Chủ đầu tư mở bán căn hộ chung cư cao cấp Hp Landmark Tower
    Chiều 24/10, Quốc hội thảo luận về nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

    Nhiều đại biểu đều đồng tình cho rằng các quy định của dự thảo luật chưa cân xứng giữa bảo vệ chủ đầu tư bất động sản và bảo vệ người mua bất động sản.

    Đại biểu Đỗ Văn Đương nêu ra thực tế hiện nay có hàng nghìn héc –ta đất của hàng chục doanh nghiệp bất động sản ở nhiều địa phương đã thu tiền của người dân nhưng hàng chục năm bỏ hoang hóa, dân không có nhà, đến nơi đất vẫn bỏ hoang.

    “Nhiều chủ đầu tư không đóng thuế sửa dụng đất. Không đóng thuế, lừa dân, lừa nhà nước là đại lừa”, ông Đương nói.
    Nhiều chủ đầu tư lừa dân, lừa cả nhà nước
    Nhiều dự án chủ đầu tư huy động vốn của người dân nhưng không hoàn thiện xây dựng (Ảnh internet chỉ mang tính minh họa)

    Trong dự án luật đưa ra các hành vi bị cấm còn quá nhẹ. Việc đó sẽ khiến các chủ đầu tư không coi trọng luật. Vì vậy, luật ần quy định thành những hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong kinh doanh bất động sản.

    “Thứ nhất, việc lừa dối trong kinh doanh có thể bị truy tố tội lừa đảo. Thứ hai là huy động chiếm dụng vốn trái phép. Tôi đề nghị đưa điều này vào luật hình sự. Tiền của người ta mà anh lại dùng vào việc khác là nguy hiểm rồi”, đại biểu Đỗ Văn Đương nhấn mạnh.

    Bên cạnh đó, các chủ đầu tư không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước thì tùy theo mức độ có thể truy tố tội trốn thuế. Đối với nhà nước, việc thu thuế vô cùng quan trọng.

    “Cần phải mạnh dạn quy định để ngăn chặn hành vi lừa đảo, chộp giật trong kinh doanh bất động sản”, ông Đương đề xuất.

    Luật này quy định việc mua nhà ở trong tương lai nhưng quyền của khách hàng chưa được đảm bảo khiến cho người mua nhà ở rất dễ bị lừa.

    Luật có nói trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo thỏa thuận thì bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền ứng trước và các khoản thỏa thuận khác.

    “ Trong trường hợp bất động sản trầm lắng thì được. Trong trường hợp bất động sản tăng thì không thể hoàn trả như vậy được. Ví dụ tôi đóng 1 tỷ nhưng trong nhiều năm chủ đầu tư không làm thì phải trả lại tôi tại thời điểm thanh toán đó là 2 tỷ”, ông Đương lấy ra ví dụ.

    Hiện nay, tình trạng đại gia cấu kết với nhà đầu tư gom lại rồi nâng giá tạo ra tình trạng khan hiếm giả tạo. Cuối cùng, khách hàng là những người chịu thiệt nhất.

    Vì vậy, ông Đương cho rằng luật cần làm rõ để tránh đầu cơ kinh doanh các căn hộ như hiện nay.

    Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Trần Du Lịch cũng đề nghị dự luật phải góp phần khắc phục tình trạng người dân góp tiền mua nhà nhưng chủ đầu tư lại lấy tiền góp vốn này để làm việc khác, khiến người mua chờ đợi, đau khổ…

    Ông Lịch cho rằng việc phải góp bao nhiêu % vốn vào dự án bất động sản nhưng chuyện số tiền đó được sử dụng ra sao thì lại không minh bạch, người mua không biết. Như vậy là pháp luật vẫn để lỗ hổng cho người có bất động sản lợi dụng, chiếm tiền của dân.

    Dự luật cần có điều khoản góp vốn mua, thuê nhà ở hình thành trong tương lai, trong đó bắt buộc tiền góp vốn phải được ký gửi tại một ngân hàng do chủ đầu tư quy định và ghi rõ trong hợp đồng.

    Số tiền này chỉ được giải ngân cho công trình góp vốn, cấm dùng vào mục đích khác; người góp vốn hoặc đại diện người góp vốn có quyền yêu cầu ngân hàng hoặc chủ đầu tư minh bạch việc sử dụng số tiền này.

    Đồng thời, dự luật chỉ nên quy định tỷ lệ góp vốn lần 1 tối đa 30% và tỷ lệ nộp tối đa là 95% cho đến khi người mua được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhà ở, còn phần góp vốn trong giai đoạn triển khai thì để các bên tự thỏa thuận.

    Đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) cũng cho rằng chủ đầu tư đã có thể thu 50-70% giá trị hợp đồng thì chủ đầu tư rất dễ dùng tiền góp vốn vào việc khác.

    Ông Kinh cho rằng ở các nước, việc mua bán bất động sản đều phải thông qua ngân hàng thương mại. Chúng ta đấu tranh chống tham nhũng trong hoạt động kinh doanh bất động sản mà gạt vai trò của ngân hàng là không hợp lý.

    Dự thảo Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 25/11 tới.

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này