1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Nhớ nhé, hãy đi du lịch theo cách riêng của mình và cho thế giới biết bạn là ai!

Thảo luận trong 'Vé, Dịch vụ Du Lịch' bắt đầu bởi chogia, 6/9/17.

  1. MB+ - Đừng chỉ du lịch như một cá thể độc lập, hãy nghĩ rằng mỗi một chúng ta đều đang là một đại sứ du lịch, hình ảnh của chúng ta và những gì chúng ta làm sẽ phần nào đại diện cho con người, đất nước Việt Nam.
    Đi du lịch theo cách riêng của mình
    Để so với các đàn anh, đàn chị của 5-10 năm về trước thì giới trẻ chúng ta bây giờ đã thuận lợi hơn rất nhiều trong việc đi du lịch và lên kế hoạch cho các chuyến đi của mình. Chỉ cần vài ba cú click chuột tìm hiểu thông tin, thêm một chút tiền dành dụm cùng vài ba đứa bạn thân là cả đám đã có thể sẵn sàng cho một chuyến đi đầy hứng khởi trước mắt.
    tour mien tay

    Còn nhớ cách đây 2 năm khi sở thích xê dịch bắt đầu bùng nổ tại Việt Nam, hàng ngàn bài viết với nội dung "Cẩm nang du lịch tại ABC với XYZ đồng" đã từng đánh chiếm khắp mọi nẻo đường mạng xã hội. Chính vì chưa có nhiều kinh nghiệm đi du lịch, đã vậy lại còn đọc được những chia sẻ quá hấp dẫn nên trong một thời gian dài, nhiều bạn trẻ vô tình bị cuốn vào sở thích "du lịch theo trend".

    Tức cứ đọc xong những bài review trên mạng là dân tình đổ xô nhau đến những nơi được giới thiệu, ăn những món được chia sẻ, thậm chí là mang đúng số tiền như trong những bài review kia gợi ý, hoàn toàn không có chính kiến hay quan tâm đến những tiếng gọi khác đến từ chính mình.

    Tuy nhiên trong thời gian trở lại đây, dễ dàng nhận thấy các bạn trẻ nhà ta đã bắt đầu đi du lịch theo cách của riêng mình. Giới trẻ Việt giờ đây thích tự khám phá và chinh phục hành trình của mình hơn là phụ thuộc vào những chuyến đi trước đó của bạn bè mình.

    [​IMG]
    Nói đâu cho xa, cứ thử nhìn qua một loạt những bài dự thi của vòng 1 và vòng 2 Here We Go là rõ. Bên cạnh những địa điểm đã quen như cơm bữa thì không ít bạn trẻ đã khiến cả BTC lẫn người xem rất bất ngờ khi đặt chân đến những vùng đất tưởng chừng như rất ít người đi, thậm chí là nghe đến tên ai cũng ngơ ngác vì... không biết ở đâu.

    Từ vùng tuyết lạnh tím tái của Niigata, Nhật Bản cho đến những đất nước & vùng lãnh thổ mang màu sắc huyền bí cùng nét văn hoá lâu đời như Nepal, Himalaya, Mông Cổ, Iran, Bagan, Ladakh... Khoảng 2-3 năm trước, ai dám nghĩ rằng giới trẻ Việt sẽ có ngày đi nhiều và xa đến vậy cơ chứ!

    [​IMG]
    Mỗi người sẽ đều có cá tính, những sở thích và những nhu cầu riêng - vậy nên để có thể đạt được 100% hài lòng trong mỗi chuyến đi, cách tốt nhất vẫn là lắng nghe chính bản thân mình. Chưa cần biết những nơi bạn đến có "chất", có "lạ" hay không nhưng chỉ cần bạn cảm thấy mình thoải mái, vui vẻ khi đặt chân đến vùng đất mới thì đó đã là một sự thành công.
    Đã đến lúc để cho cả thế giới biết giới trẻ Việt là ai!
    Không chỉ dừng lại là những chuyến thăm quan hay thưởng ngoạn cảnh đẹp, những chuyến đi của giới trẻ Việt giờ đây đã thực sự là những hành trình đẹp nhất của tuổi thanh xuân. Tại đây các bạn được học hỏi, được mở mang tầm mắt, được gặp gỡ những người xa lạ, được lắng nghe những câu chuyện thú vị và được ngắm nhìn những chân trời mới. Đối với nhiều người, du lịch còn là cách để họ học cách vượt qua được những giới hạn cũ kĩ của bản thân và thoát khỏi những chiếc lồng vô hình trong cuộc sống.

    Bao la ngoài kia là những điều tuyệt vời, và phải bước chân ra khỏi đất nước của mình thì mới biết mình chỉ là một cá thể nhỏ bé giữa vũ trụ này thôi. Vậy nên chẳng trách sao khi đi được 1 lần thì lại muốn đi lần 2, lần 3..., cứ đi mãi đi mãi. Càng đi lại càng cuồng chân, giống như đang đọc một cuốn sách hay, chỉ muốn lật giở cho hết từng trang, từng trang một để biết còn điều gì đang chờ đợi trước mắt.

    [​IMG]
    Ai mà nghĩ rằng các bạn trẻ nhà ta bây giờ còn nhút nhát, dè dặt khi đi du lịch nước ngoài thì quả là sai lầm lớn. Thân thiện, hoà đồng nhưng cũng không kém phần dạn dĩ - đó là những gì chính xác nhất để có thể nói về các bạn trẻ Việt khi bước ra thế giới. Không còn cái cảnh thấy người nước ngoài là le te chạy mất hút, sự chủ động và tinh thần của một người trẻ trong thời đại thế giới phẳng đã tạo động lực cho các bạn mạnh dạn trò chuyện và chia sẻ nhiều hơn.


    Đó không chỉ là những lời vô thưởng vô phạt hay sáo rỗng mà chính là tiếng nói của các bạn trẻ Việt đối với thế giới. Nhờ có họ mà bạn bè quốc tế mới ồ à rằng "hoá ra người Việt không e dè như vậy. Họ cũng thông minh, đáng yêu và thân thiện quá đi chứ!". Điều này đã được thể hiện rất rõ với hành trình khám phá châu Á của top 10 đội thi xuất sắc nhất tại vòng 3 của Here We Go.
    can ho gia re

    Đó cũng chính là thông điệp mà họ muốn nhắn nhủ đến chúng ta, rằng đi du lịch mà chỉ quẩn quanh chụp hình, ăn uống thì thật phí phạm. Phải cho thế giới biết được chúng ta là ai, có gì hay ho, giới trẻ Việt nồng hậu, chân phương và hiểu biết đến đâu. Đừng chỉ du lịch như một cá thể độc lập, hãy nghĩ rằng mỗi chúng ta đều đang là một đại sứ du lịch. Hình ảnh của bạn và những gì bạn làm sẽ phần nào đại diện cho con người, đất nước Việt Nam. Nhớ nhé, hãy đi du lịch theo cách riêng của mình và cho thế giới biết bạn là ai!

    Chia sẻ trang này

    chogia, 20/9/17
    Last edited by chogia; at 6/9/17
    #1
  2. Comments2 Đăng bình luận
  3. chogia

    chogia Thành Viên Mới

    Bạn sẽ làm gì với Sơn Trà nếu chỉ có một ngày? Tôi tin chắc đó sẽ là một ngày đầy những bất ngờ thú vị. Sơn Trà hệt như một ốc đảo ẩn giấu nhiều bí mật, chẳng liên quan mấy tới những điểm đến đã quá quen thuộc ở Đà Nẵng.

    [​IMG]

    Ghềnh Bàng- điểm du lịch vắng người ở Đà Nẵng.

    Lịch trình đi Đà Nẵng đại trà của mọi người hẳn là tắm biển, ăn hải sản, xem cầu Rồng phun lửa và cả tới chùa Linh Ứng Sơn Trà chiêm bái tượng Phật Bà Quan Âm cao nhất nước... Dạo được ô tô đưa lên chùa, tôi thoáng thấy Sơn Trà ở những con dốc cao, rừng cây rậm rì, một vài khu nghỉ dưỡng kín cổng cao tường. Chắc chỉ dành cho những du khách nhiều tiền muốn yên tĩnh…tour mien tay

    Sau này khi Sơn Trà được nhắc nhiều trên báo vì bị lấn chiếm xây resort trái phép, tôi biết thêm Sơn Trà là nơi ở của giống voọc chân nâu quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Mới đây có dịp ở Sơn Trà lâu hơn, đủ hiểu vì sao người ta lại thiết tha xây nhà để nghỉ dưỡng nơi này đến vậy. Ở Sơn Trà cùng lúc vừa được hưởng không khí miền núi lẫn miền biển. Dại gì không chiếm lấy vài lô đất, nếu có điều kiện, không ở thì cũng cho thuê.

    Tuy nhiên Sơn Trà vẫn chào đón tất cả những ai muốn tận hưởng vẻ đẹp và nguồn năng lượng từ thiên nhiên. Như tôi, chỉ việc thuê một nhà khách ở chân núi rồi mượn xe máy là tha hồ vi vu khắp bán đảo. Khu phố nơi tôi ở giống hệt một thị trấn nhỏ miền núi. Sáng sớm dân tình thoải mái đi thể dục dưới lòng đường vì có xe cộ gì qua lại đâu. Sau khi bỏ bụng một lô các đồ ăn sáng bên đường, nào mì Quảng (nhân lươn, ếch, gà, cá tùy chọn), bánh mì kẹp, sữa đậu nành… tôi thẳng tiến đỉnh Bàn Cờ.





    Ván cờ tiên và cây đa ngàn tuổi

    Trên đường đi quả có thấy vài tòa biệt thự kín tường cao cổng. Cao hơn chút nữa, thấy cả thành phố men theo vòng cung biển. Nhà ở Đà Nẵng không lợp ngói/tôn đỏ nên lại càng hòa hợp trong tông xanh trắng của nước, mây và sương. Hậu cảnh là những vệt màu xanh như da trời nhưng đậm hơn nhiều. Đúng là khó có thể nghĩ núi lại cho ra màu đó.

    Đế Thích và ông bạn tiên quả là khéo chọn chỗ đánh cờ. Được biết cuộc đấu đang bất phân thắng bại nhiều ngày đêm, thì Đế Thích bỗng liếc mắt sang chỗ các tiên nữ đang đùa vui dưới bãi biển (về sau gọi là bãi Tiên Sa). Bị thua, tiên cáu, đá văng bàn cờ xuống biển, bay về trời. Câu chuyện thật khéo PR cho Đà Nẵng, đẹp đến độ tiên phải ghé thăm cơ mà.

    Đỉnh Bàn Cờ như thâu tóm tất cả các nét đẹp của vùng đất này. Từ bên này thấy toàn cảnh thành phố, quay sang bên kia lại chuyển qua bức tranh trừu tượng với vài con tàu chỉ là những đốm nâu nâu trôi chầm chậm trên một nền ánh bạc khó phân định mây hay nước. Và phía trước mắt là những đỉnh xanh bất tận của dãy Sơn Trà. Đúng là Đà Nẵng đất tốt, chứ như Quy Nhơn tuy giữa thành phố có núi nhưng nhìn lên thấy đất đá trụi trơ cây cành thưa thớt cũng hơi buồn.

    Khi tôi đến Bàn Cờ không có bất cứ một dịch vụ bán nước hay trông xe nào hoạt động, nhưng tại Cây đa Di sản thì có, họ bật cả nhạc sàn sôi động. Du khách có vẻ lưu lại nơi này lâu hơn vì cây đa chu vi cả gốc lẫn rễ 85m, đi vòng quanh ngắm nghía rồi chọn góc chụp ảnh cũng mất ối thời gian. Cây cao 22m, chu vi gốc 10m với 26 rễ phụ to như một thân cây bung ra tám hướng. Có một số ghế đá gần cây nhưng cũng ít ai ngồi lâu vì muỗi rừng chẳng để yên. Nói chung cây là một kỳ tích của thiên nhiên đáng đến thăm, lại mọc ngay cạnh đường. Nhưng chính việc làm đường quá gần cũng ít nhiều cản trở đời sống của cây vì nó không thể tiếp tục cắm rễ xuống phía phủ bê-tông. Voọc chân nâu thấy bảo cũng thường kiếm ăn trên cây này.



    [​IMG]



    Gia đình voọc Sơn Trà chuẩn bị đi ngủ. Ảnh: Lê Phước Chín.

    Hoa hậu của loài linh trưởng

    Theo thống kê của trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Green Việt, Sơn Trà đang là nơi cư ngụ của 1.335 cá thể voọc chân nâu/đỏ, hay voọc ngũ sắc đều cùng chỉ một giống khỉ chỉ sống trên cây. Vì màu lông sặc sỡ (cẳng chân nâu đỏ, cẳng tay trắng, trong khi bàn chân bàn tay lại đen, mặt vàng, râu quai nón trắng, mông con đực trắng…) giống này còn được gọi là voọc ngũ sắc hay Nữ hoàng của loài linh trưởng. Khắp thế giới, voọc ngũ sắc chỉ được tìm thấy trên dãy Trường Sơn, mà Sơn Trà là một phần nằm tách rời. Nên voọc đã sinh ra ở Sơn Trà thì cũng chỉ loanh quanh trên bán đảo này mà thôi. tour du lich mien tay

    Sau khi voọc ngũ sắc được Đà Nẵng chọn làm biểu tượng nhận diện cho thành phố nhân đăng cai hội nghị APEC 2017, số lượng ảnh chụp về loài này tăng vọt. Theo nhà nhiếp ảnh Lê Phước Chín, thời gian dễ gặp voọc và cũng dễ chụp ảnh chúng là từ 6h đến 10h và 15h30 đến 18h hằng ngày. Đây là lúc đàn voọc đi kiếm ăn. Thường xuyên “bị” giới nghiên cứu và các nhiếp ảnh gia đeo đuổi nên voọc Sơn Trà đâm dạn người. Anh Chín cho hay, có lúc anh chỉ cách con voọc có 3m. Theo giới khoa học, voọc ngũ sắc có bộ gene giống người tới 96%. Chả trách mặt mũi chúng trông sáng sủa cùng phong thái luôn toát lên vẻ điềm đạm, chứ không nhắng nhít như lũ khỉ đỏ đít.





    [​IMG]



    Cắm trại qua đêm trên đồi Vọng Cảnh bất chấp bảng cấm. Ảnh: N.M.Hà.

    Cắm trại đúng chỗ cấm

    Nếu tính dùng xe máy chinh phục Sơn Trà thì bạn nên chừa xe tay ga ra. Vì đường nhiều chỗ rất dốc, phanh tay khá mạo hiểm. Ngoài ra nếu vớ phải xe cũ thì cực tốn tiền xăng. Chúng tôi đang lo không biết dắt xe xuống núi kiểu gì thì vớ được trạm bán nước và cả xăng đóng chai bày ngay bên đường. Gọi điện thoại, chủ hàng cho biết đang ở dưới biển, 7 phút nữa sẽ có mặt. Quả nhiên mươi phút sau, một thanh niên ở trần có hình xăm xuất hiện. Anh cũng kiêm luôn trông xe cho du khách xuống chơi bãi biển. Chúng tôi phát hiện ra ghềnh Bàng tình cờ như thế.

    Ghềnh Bàng có khả năng làm cho các bãi tắm mịn màng trở nên nhàm chán. Đến đây bạn không chỉ bơi ngoài biển mà còn có thể ngâm mình trong những hồ tắm tự nhiên do đá quây lại. Khó có thể tìm thấy cát ở đây, đá thì vô thiên lủng. Có những tảng đá tạo thành cả một bình nguyên nho nhỏ. Lại có cả một khe nước ngọt. Vì thế mà ghềnh Bàng trở thành nơi cắm trại kín đáo của giới trẻ Đà Nẵng. Quãng đường mà anh bán xăng đi mất 7 phút, chúng tôi phải mất đến 27 phút. Ngoắt ngoéo gập ghềnh là thế nhưng trên đường về vẫn gặp một nhóm bạn trẻ mang vác đủ các thứ phục vụ cho buổi liên hoan và cắm trại qua đêm tại ghềnh Bàng. Trong đó nặng nhất hẳn là cái loa thùng.

    Cái loa giống kiểu mà những bạn trẻ hát rong vẫn đẩy đi khắp phố xá ấy tôi cũng mới gặp trên nhà Vọng Cảnh, cách đỉnh Bàn Cờ mấy cây. Nó đứng trong lều cùng hai thanh niên đang say giấc. Lúc đó hẵng sớm mà. Gần đó trên nóc nhà vệ sinh thêm chiếc lều nữa. Thật là những nơi đắc địa để hạ trại vui chơi. Trừ việc cả hai nơi đều có bảng cấm cắm trại và lưu trú qua đêm.

    Hẹn lần tới, san hô

    Đi gần đến bãi Nam thấy có bảng quảng cáo lặn biển (snorkeling), quyết định thử. Dù lúc đó đã là 5h chiều, cũng là do gặp phải nhân viên bán hàng khéo quá. Chị khơi gợi nhỡ sáng mai trời mưa thì sao. Thế là tặc lưỡi vớt vát chút nắng chiều.

    Tuy treo biển nhưng hóa ra chị chỉ môi giới. Chúng tôi đi theo chị cả cây số mới đến chỗ lặn. Chị đếm đủ tiền, về luôn. Chúng tôi được chở bằng ca-nô nhỏ ra bãi đáp là một cái bè tre cố định trên mặt biển. Trên bè có một kho chứa các loại ngư cụ, có mặt nạ và ống thở. Ban đầu khá thất vọng khi cứ cúi gằm mặt xuống chỉ để thấy một màu xám xịt. Trong lúc đó anh lái thuyền chỉ ngồi trên bè đợi chứ không có ý định dẫn khách.

    Không phân biệt được phương hướng, lại luôn trong tình trạng bị sóng hút ra xa nên mãi mới tìm đến được nơi có san hô. Có chỗ nông đến nỗi phải khó khăn lắm mới không bị san hô cào xước mình mẩy. San hô Sơn Trà mọc khá dày, đẹp, nhưng số bị chết trắng cũng nhiều không kém. Rất tiếc trời tối dần nên không thể ngắm nghía nhiều hơn. Rút cuộc tốn 300 nghìn đồng/người cho chưa đầy một tiếng lặn. can ho gia re

    Trở về, anh lái tàu mới cho biết, nếu đặt trực tiếp với anh sẽ có giá rẻ hơn và còn được dìu đến tận nơi có san hô. Và, bắt đầu lặn vào 5h chiều đã là quá muộn. Trong khi anh nói còn có một bãi san hô đang được bộ đội biên phòng gây giống không cho du khách tiếp cận, thì người phụ nữ kia cam đoan nếu chúng tôi trả hơn, chị có thể dẫn đến đấy cho lặn. Thấy bảo ghềnh Bàng lặn xuống cũng đầy san hô... Tóm lại là Sơn Trà còn vô số chỗ hay ho, hẹn lần sau khám phá tiếp.
  4. chogia

    chogia Thành Viên Mới

    Du lịch Myanmar
    Các điểm đến phổ biến ở Myanmar
    Yangon

    Cố đô của Miến Điện, cũng là trung tâm thương mại của đất nước này. Yangon là một sự kết hợp hấp dẫn của các ngôi chùa vàng đồ sộ cùng những công trình kiến trúc mang dấu ấn thuộc địa rõ nét. Từ khi chính phủ áp dụng chính sách mở cửa, nhiều thay đổi đang diễn ra hàng giờ ở thành phố lớn nhất Myanmar.
    tour mien tay
    Naypyidaw (Nay piy taw)

    Là thủ đô của Miến Điện từ năm 2007 do vị trí chiến lược của nó. Đây cũng là một trung tâm giao thông nằm tiếp giáp với các bang Shan, Kayah và Kayin.

    Bagan

    Là một điểm đến huyền bí, linh thiêng, Bagan từng là thủ phủ của Miến Điện trong suốt hơn 230 năm. Ngày nay, Bagan vẫn còn lưu giữ được hơn 2000 ngôi đền và chùa đặc biệt. Tại đây, du khách sẽ có những giây phút thật bình yên khi đạp xe đi dạo giữa những con đường mòn hoặc ngắm nhìn khung cảnh Bagan từ một ngôi đền khi hoàng hôn buông xuống hoặc lsuc mặt trời lên.

    Hồ Inle

    Là hồ nước ngọt lớn thứ hai ở Myanmar, một thiên đường tuyệt đẹp và là biểu tượng du lịch của đất nước này. Tại đây cũng là nơi diễn ra mọi hoạt động đời sống xã hội của dân tộc Inthar - “bộ tộc sống trên hồ” lâu đời nhất. Phía nam hồ vẫn còn dấu tích của thành phố cổ Indein với những công trình kiến trúc được xây dựng bằng gạch từ thế kỷ thứ 11. Đạp xe quanh hồ, tản bộ dưới những cây cổ thụ, ngắm nhìn bình minh trên hồ qua bóng những người đánh cá, tận hưởng khoảnh khắc mặt trời lăn xuống... là những điều tuyệt vời nhất khi đến với Hồ Inle.

    Mandalay

    Là thành phố lớn thứ 2 Miến Điện, cũng là kinh đô của triều đại cuối cùng ở đất nước này. Madalay từng được nhắc đến trong các bài hát và nhiều bộ phim nổi tiếng. Đến Mandalay, đừng quên ghé thăm Cầu U Bein - cây cầu gỗ tếch lớn nhất thế giới hay ngôi chùa Mahamuni, ngôi chùa có lớp vàng lá dày 15 cm bọc bên ngoài.

    Kalaw

    Là một nơi cực kì bình dị và thân thương, Kalaw giống Đà Lạt của nhiều năm về trước. Không khí mát lạnh, những đồi thông xanh ngắt, những vạt dã quỳ vàng ươm, những hàng quán, khách sạn đủ gói gọn trong một thị trấn nhỏ để người người dừng chân mua vé đi trek ở Inle... Kalaw là một điểm đến thực sự tuyệt vời cho những ai biết thưởng thức.

    Hsipaw

    Cũng giống như Kalaw ở phía nam của cao nguyên Shan, Hsipaw là một trung tâm leo núi đang phát triển, điểm đến của nhiều du khách ưa khám phá mạo hiểm. Một số điểm tham quan nhỏ bao gồm đền thờ, tháp phía Nam của thị trấn, cung điện Shan là một trong những điểm cần phải ghé thăm ở trung tâm thành phố Hsipaw.
    Kentung

    Thị trấn lớn nhất ở phía đông bang Shan, Kengtung là một tiền đồn hành chính của đế quốc Anh trước kia và từng được biết đến như là thủ đô của Tam giác Vàng. Ngày nay, Kentung là một trong những vùng xa xôi của Miến Điện mà du khách được phép đến thăm.

    Kawthaung

    Là một phần của Miến Điện, thị trấn Kawthaung rất thú vị, những con phố hẻo lánh chật hẹp, những ngôi nhà cũ giữa những sườn đồi dốc dẫn đến chợ và bến cảng sôi động.

    Monywa

    Monywa có một số điểm thu hút khá đáng ngạc nhiên: tượng Phật cao thứ hai thế giới, một ngôi chùa có hơn nửa triệu tượng Phật và một số ngôi đền kì lạ nhất mà chúng ta có thể thấy ở Miến Điện.

    Mawleik

    Nằm trên bờ phía tây của sông Chindwin, gần Monywa và Homalin, Mawleik là một ngôi làng nhỏ đầy hấp dẫn. Nơi đây cung cấp nhiều chỗ nghỉ giá cả phải chăng, các địa điểm ăn uống đa dạng phong phú và nhiều điểm tham quan thú vị.

    Loikaw

    Là một trong những nơi ít được biết đến nhưng lại đẹp hơn tất thảy những gì bạn có thể từng thấy ở Miến Điện. Những ngôi chùa trên núi, những hồ núi lửa, các hang động huyền bí và vô số các nhóm sắc tộc chính là điểm hấp dẫn huyền bí của Loikaw.

    Dawei

    Với một bờ biển tuyệt đẹp, một cánh rừng nhiệt đới và một loạt các hòn đảo, vùng Dawei tuyệt đẹp là một vùng đất vô cùng tiềm năng cho du lịch Miến Điện.

    Thông tin cần biết khi đi du lịch Myanmar
    Tiền tệ: Tiền tệ của Miến Điện là đồng kyat. Các máy ATM quốc tế đang dần có mặt nhiều nơi trong nước này, tuy nhiên không phải chỗ nào cũng có. Những nơi chắc chắn du khách sẽ tìm thấy là các khu du lịch chính như Yangon, Mandalay, Bagan và Inle. Thẻ tín dụng đang dần phổ biến, nhưng chủ yếu chỉ được sử dụng trong các khách sạn và nhà hàng cao cấp.

    An ninh: Đối với du khách, Miến Điện là một quốc gia khá an toàn. Trộm cắp vặt có thể xảy ra nhưng bạo lực đối với người nước ngoài hầu như là không có. Tuy nhiên du khách cần lưu ý tìm hiểu trước về văn hóa, phong tục tập quán của người bản địa để có những quy tắc ứng xử phù hợp vì đây là một quốc gia Phật giáo và chưa mở cửa.

    Cảnh sát: Hầu hết cảnh sát không nói được tiếng Anh. Hiện không có số điện thoại của cảnh sát du lịch, nhưng bạn có thể liên hệ với cảnh sát địa phương.

    Y tế: Một lời khuyên là bạn luôn cần có bảo hiểm du lịch trong người. Nếu đi du lịch bằng xe đạp hoặc đi bộ, đây lại càng là một điều cần thiết. Dịch vụ y tế ở đây chưa có chất lượng cao, vì vậy nếu có điều kiện, hãy ra khỏi Miến Điện để điều trị, ví dụ đến Thái Lan - cách Miến Điện không xa.


    Đi lại: Hệ thống giao thông của Myanmar còn đơn sơ nhưng nó sẽ giúp bạn đến nơi mà bạn muốn đến. Xe bus chất lượng cao đang bắt đầu được sử dụng và chạy các tuyến giữa các địa điểm du lịch chính. Ngoài ra tại đây cũng có những chuyến xe bus chất lượng trung bình. Xe lửa thường khởi hành trễ giờ, tuy nhiên chúng cũng đang được nâng cấp. Các chuyến bay nội địa của Miến Điện thì thường có thể bị hủy bỏ hoặc thay đổi lịch trình vì thiếu hành khách. Vì vậy một đại lý du lịch địa phương sẽ cung cấp cho du khách những lựa chọn tốt nhất cho một chuyến bay.

    Thị thực: Du khách là công dân Việt Nam đi du lịch Myanmar sẽ được miễn visa với thời gian lưu trú là 14 ngày, với điều kiện hộ chiếu vẫn còn hiệu lực hơn 6 tháng.

    Ngôn ngữ: Ngôn ngữ chính thức là tiếng Miến Điện. Loại ngôn ngữ này có cấu trúc ngữ pháp khá khó học. Ở một số tiểu bang, bạn sẽ tìm thấy người dân địa phương sử dụng một ngôn ngữ khác như tiếng mẹ đẻ của họ, và đôi khi họ sẽ không nói được tiếng Miến Điện.
    can ho gia re
    Nên đi du lịch Myanmar khi nào?
    Thời tiết của Miến Điện thường có ba mùa: mùa nóng, mùa mưa và mùa mát.
    • Từ cuối tháng 2 đến tháng 6: là mùa nóng, rất nóng. Riêng Yangon đặc biệt lạnh vì nó có độ ẩm cao trong suốt cả năm.
    • Mùa mưa - từ tháng 6 đến tháng 10: Ở phía bắc của Yangon thời điểm này khá dễ chịu, nhưng phía nam Yangon có gió mùa xuống, có thể mưa lớn và lũ lụt.
    • Mùa mát mẻ - từ cuối tháng 10 đến tháng 2: là thời gian dễ chịu nhất trong năm.
    Như vậy, từ cuối tháng 10 đến tháng 2 năm sau là thời gian thích hợp nhất để du khách ghé thăm đất nước chùa vàng xinh đẹp. Trong đó, tháng 1 và tháng 2 là mùa cao điểm khách du lịch chọn Bagan. Tại đây lúc này thời tiết hơi se lạnh, ít mưa, nhiều lễ hội, cảnh sắc đẹp, nhất là khi ngắm bình minh và hoàn hôn ở Bagan.
    Ngoài ra du khách có thể đến đất nước này mùa lễ hội để hòa mình vào bản sắc văn hóa nơi đây. Tết của người Myanmar gọi là Thingyan (tết té nước) diễn ra vào khoảng 4 ngày giữa tháng 4 hàng năm; Lễ hội ánh sáng Thadingyut kéo dài 3 ngày vào khoảng giữa tháng 10; Lễ hội trăng tròn Waso diễn ra 15 ngày vào tháng 7; Lễ hội nấu cơm nếp Htamane diễn ra vào tháng 2.v.v...

Chia sẻ trang này