1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Rach day chang cheo co the tu lanh hay khong

Thảo luận trong 'Thị trường khác' bắt đầu bởi dtrigan1412, 17/11/17.

  1. MB+ - Trong một lần đá bóng, em bị chấn thương. Đi khám và chụp MRI, bác sĩ kết luận "Rách một phần nhỏ bên trong dây chằng chéo sau".

    Dây chằng chéo sau (CLP) nằm ở khoang lồi cầu, trung tâm khớp gối và phía sau dây chằng chéo trước (CLA).

    CLP có tác dụng làm vững gối, ngăn cản dấu hiệu ngăn kéo sau của xương chày. Chính tổ hợp liên kết vững chắc này sẽ giúp cho chúng ta thực hiện các động tác cần nhiều sức mạnh như chạy, nhảy, trèo, leo…
    [​IMG]
    So với CLA, CLP khó bị tổn thương hơn. Nguyên nhân tổn thương thường do chấn thương mạnh trong quá trình chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông. Ở một số tình huống thường gặp như có lực đập trực tiếp vào đầu trên xương chày, bị ngã ở tư thế gấp gối, bị té ngã khi chụp hụt, dạng cẳng chân quá mức gây tổn thương một phần hoặc hoàn toàn dây chằng bên chày.

    Tham khảo thêm Bác sĩ thể thao


    Rất may mắn, trường hợp của bạn bị rách một phần nhỏ bên trong CLP, hiện chưa có tổn thương nghiêm trọng nên vẫn có thể đi lại bình thường. Tuy nhiên vì dây chằng bị tổn thương nên đôi khi có thể gây cảm giác đau nhức khi vận động. Với mức độ tổn thương của bạn, CLP có thể hoàn toàn hồi phục không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, cũng như trong hoạt động thể thao sau này.

    Tuy nhiên, để dây chằng có thể hồi phục hoàn toàn, hiện tại bạn cần nghỉ ngơi và tập luyện theo lời khuyên của bác sĩ ít nhất là 5 tháng. Tránh những vận động mạnh như đá bóng hoặc chơi các môn thể thao cần dùng lực của đôi chân nhiều sẽ dễ gây tổn thương nghiêm trọng hơn đến dây chằng.

    Khi dây chằng bị tổn thương mạnh có nguy cơ dẫn đến một số biến chứng như tổn thương sụn chêm, thoái hóa khớp…

    Hiện tại dây chằng của bạn bị rách một phần nhỏ, tức là đã có tổn thương. Nếu tiếp tục chịu tác động mạnh vào sẽ dễ dàng gây ra tình trạng đứt dây chằng như bạn đang lo lắng.

    Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp luyện tập cụ thể cho trường hợp chấn thương của mình. Ngoài ra, việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến triển của vết thương và có biện pháp hỗ trợ để tăng khả năng hồi phục hoàn toàn.

    Nguồn: suckhoe.vnexpress.net

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này