1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc rối loạn kinh nguyệt sau khi lấy chồng - Tôi phải làm sao bây giờ?

Thảo luận trong 'Dịch vụ sức khỏe' bắt đầu bởi nguyenthubnc, 18/1/19.

  1. MB+ - Rối loạn kinh nguyệt sau khi lấy chồng là hiện tượng kinh nguyệt thất thường, gặp trục trặc như đau bụng khi đến kì, vòng kinh quá dài hoặc quá ngắn ngày, máu kinh đông đặc… ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai.

    Vòng kinh quá ngắn, quá dài, mất kinh tạm thời, chảy máu quá ít hoặc quá nhiều, máu đông đặc… thường xảy ra do sự mất cân bằng nội tiết tố tiềm ẩn trong cơ thể. Sự mất cân bằng nội tiết tố này có thể được điều trị một cách dễ dàng.

    Thế nhưng, nếu rối loạn kinh nguyệt sau kết hôn kéo dài và không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến tình trạng khó thụ thai, nguy hiểm hơn là vô sinh ở nữ giới.

    Xem thêm >>> Phụ Nữ Sau Sinh Có Bị Rối Loạn Kinh Nguyệt Không? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

    ► Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau khi kết hôn?

    Các bác sĩ Phòng khám sản phụ khoa cho biết, rối loạn kinh nguyệt sau khi lấy chồng được chia thành 2 giai đoạn:

    - Giai đoạn 1: Đối với phụ nữ là đang trong độ tuổi sinh sản

    - Giai đoạn 2: Đối với phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh (từ 45 đến 55 tuổi)

    Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau khi lấy chồng ở độ tuổi dưới 45

    - Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt chưa khoa học: căng thẳng, stress, thức quá khuya, mất ngủ…

    - Rối loạn tiêu hóa do ăn quá nhiều hoặc ăn thức ăn nhiễm khuẩn.

    - Hoạt động thể lực quá sức như lao động nặng, tập luyện thể thao cường độ cao, tụt cân nhanh. Sử dụng quá nhiều rượu, bia hoặc thuốc lá.

    - Do một số bệnh viêm nhiễm đường sinh dục như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng.

    - Sử dụng quá nhiều rượu bia và thuốc lá

    - Do nhiễm khuẩn sau sinh, sau nạo phá thai, bệnh đa nang buồng trứng, polyp tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,….

    Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau khi lấy chồng ở độ tuổi 45 – 55

    Ở độ tuổi từ 45 đến 55 tuổi, buồng trứng ở nữ giới bắt đầu suy giảm công năng, ngưng tiết hai loại hormon estrogene và progesterone. Điều này gây ra tình trạng mất cân bằng các nội tiết tố nữ khiến quá trình rụng trứng diễn ra không đều, đồng thời gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

    Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt sau khi lấy chồng ở mỗi phụ nữ có sự khác nhau, vòng kinh kéo dài hơn hoặc rút ngắn lại, huyết ra không đều, nhiều hơn hoặc ít hơn… Ở độ tuổi này, chị em cũng cần phải cảnh giác với rối loạn kinh nguyệt vì nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh như: u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, nhất là ung thư nội mạc tử cung.

    ► Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt sau khi lấy chồng?

    Rối loạn kinh nguyệt sau khi lấy chồng bắt nguồn từ nguyên nhân rối loạn nội tiết tố và các bệnh phụ khoa. Các triệu chứng điển hình là:

    - Chu kỳ kinh ngắn hoặc dài

    Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới dao động từ 21 đến 35 ngày (trung bình từ 28 – 30 ngày). Khi chu kỳ kinh nguyệt dưới 21 ngày (chu kỳ kinh ngắn) và trên 35 ngày (chu kỳ kinh dài) thì được gọi là rối loạn kinh nguyệt.

    - Ngày hành kinh quá dài hoặc quá ngắn

    Số ngày hành kinh bình thường dao động khoảng từ 3 – 7 ngày trong 1 kỳ kinh. Các trường hợp ngày hành kinh kéo dài quá 7 ngày hoặc ít hơn 2 ngày được coi là triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt.

    - Lượng kinh nguyệt

    Lượng máu kinh trong một chu kỳ kinh dao động từ 40 – 60ml, nếu thấp hơn 20ml hoặc trên 60ml thì là kinh nguyệt bị rối loạn. Chỉ số này chỉ có thể ước lượng dựa vào số băng vệ sinh.

    Nếu máu kinh ra quá nhiều, kèm cả những cục máu lớn; sau chu kỳ kinh, mức độ huyết sắc tố thấp hơn mức bình thường (120g/l) thì được coi là lượng kinh nguyệt nhiều. Ngược lại nếu máu kinh ít, có khi chỉ cần dùng băng vệ sinh hàng ngày thì được coi là lượng kinh nguyệt ít.

    - Màu sắc máu kinh

    Máu kinh thường có màu đỏ thẫm. Trong ngày đầu hành kinh máu kinh sẽ ít và thẫm, đến những ngày giữa chu kỳ máu kinh sẽ đỏ hơn và khi cuối chu kỳ máu thường ít dẫn và chuyển sang màu đỏ nâu. Khi bị rối loạn kinh nguyệt máu kinh sẽ có màu đỏ tươi và đôi khi là màu đen trong suốt chu kỳ kinh nguyệt đều là những biểu hiện không bình thường.

    - Xuất huyết giữa kỳ kinh

    Thường bị xuất huyết vài ngày trong thời gian giãn cách giữa hai chu kỳ (lượng máu thường là tương đối ít).

    - Kinh nguyệt thưa

    Kinh nguyệt thưa là chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng. Kinh nguyệt ít là thời gian bị kinh ít hơn 3 ngày, lượng băng vệ sinh dùng rất ít hoặc thậm chí không cần dùng.

    - Vô kinh

    Nếu phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản mà mất ngừng kinh từ 6 tháng trở lên thì được coi là vô kinh.

    - Thống kinh, đau bụng kinh

    Trong thời gian hành kinh chị em phải trải qua những cảm giác bất thường như đau tức ngực, người mệt mỏi và mức độ đau bụng khác nhau. Nếu đau bụng ở mức độ cao, đặc biệt là các trường hợp đau dữ dội (thống kinh), mặt trở nên tái ngắt, nhợt nhạt, đây chắc chắn là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.

    [​IMG]

    ► Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe của phụ nữ?

    - Dẫn đến thiếu máu

    Kinh nguyệt không đều có thể do kinh nguyệt mất máu trong một thời gian dài hoặc ra máu không theo một quy tắc nào, dẫn đến thiếu máu. Bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, tim loạn nhịp, thở gấp… trường hợp nghiêm trọng còn ảnh hưởng đến tính mạng.

    - Dẫn đến các bệnh ác tính

    Kinh nguyệt không đều do bệnh phụ khoa gây ra. Trong đó bệnh u xơ tử cung, ung thư buồng trứng, tăng sản lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, polyp tử cung, mất cân bằng hormone… là loại bệnh thường gặp khi kinh nguyệt không đều. Nếu không điều trị kịp thời có thể chuyển thành bệnh ác tính.

    - Nguy cơ vô sinh

    Rối loạn kinh nguyệt về bản chất là sự thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Hơn nữa, chị em rất khó xác định được ngày rụng trứng để tiến hành thụ thai. Nếu không được chữa trị sớm để điều hòa kinh nguyệt trở lại và kiểm soát các bệnh lý phụ khoa khác. Nguy cơ khó thụ thai sẽ càng tăng cao. Trường hợp xấu nhất của bệnh có thể dẫn tới vô sinh.

    - Ảnh hưởng đến nhan sắc

    Rối loạn kinh nguyệt khiến bạn đau mỏi cơ thể, hoạt động sinh hoạt khó khăn. Chúng khiến bạn trở lên mất ngủ, chán ăn. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến nhan sắc của bạn.

    - Ảnh hưởng đến “chuyện ấy”

    Khi bạn mắc chứng rối loạn kinh nguyệt, cơ thể mệt mỏi thất thường, đau nhức vùng kín và có cảm giác khó chịu. Điều này cũng có thể kéo dài vài ngày sau kinh. Việc đó khiến bạn không tự tin trong “chuyện ấy” và hiệu quả không cao. Bạn sẽ không có cảm giác hưng phấn hay thích thú với “chuyện ấy” vì cơ thể quá mệt mỏi và suy nhược, luôn có cảm giác khó chịu và không muốn làm bất cứ việc gì.

    Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Câu trả lời là có và nó chỉ được biết đến như một tình trạng bệnh lý về kinh nguyệt của nữ giới. Hơn thế, nó còn là dấu hiệu cảnh báo cho chị em về những nguy hại tiềm ẩn không ngờ đến.

    Chị em phụ nữ hãy chăm sóc bản thân thật tốt từ bên trong để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu có biểu hiện khác thường hoặc đã thấy biểu hiện đó kéo dài lâu nay thì hãy tham khảo chuyên gia và có liệu trình điều trị hợp lý bệnh rối loạn kinh nguyệt.

    ► Bị rối loạn kinh nguyệt sau khi lấy chồng phải làm sao?

    Khi bị rối loạn kinh nguyệt sau khi lấy chồng, chị em cần chú ý một số điểm sau:

    - Điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng thuốc cho khoa học. Chị em nên bổ sung những thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt vào trong bữa ăn hàng ngày như: Rau xanh, đậu tương, ngải cứu, gừng,... Ngoài ra tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, bánh ngọt, đồ uống có cồn vì nó sẽ khiến tình trạng rối loạn kinh nghiêm trọng hơn.

    - Cân bằng lại chế độ sinh hoạt và làm việc tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress, tránh thức khuya…

    - Thả lỏng tinh thần, sắp xếp cho bản thân thời gian nghỉ ngơi thư giãn hàng ngày để tâm lý luôn thoải mái vui vẻ sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt rất hiệu quả.

    - Ngoài ra, chị em nên thường xuyên luyện tập thể dụng thể thao với những bộ môn phù hợp với thể trạng như: Đi bộ, đạp xe đạp, bơi,...
    _______________________________

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này