1. Chào Guest! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

TP HCM Tết Trung Thu: Nguồn gốc và ý nghĩa

Discussion in 'Thị trường khác' started by Vietnews, Aug 7, 2017.

  1. MB+ - Mỗi ngày rằm tháng 8 âm lịch về, người Việt lại tưng bừng tổ chức Tết Trung Thu. Đây là dịp để nhà nhà sum vầy làm cỗ cúng gia tiên, bày cỗ trái cây để cúng trăng, tổ chức “Tết trông Trăng” cho trẻ em. Ngày này, trẻ em vô cùng háo hức, được người lớn tặng quà, múa hát, phá cỗ trông trăng...

    Tới nay, chưa có văn bản nào xác minh rõ nguồn gốc trung thu rằm tháng 8. Dân gian vẫn lưu truyền nhiều điển tích ý nghĩa liên quan đến ngày lễ đặc biệt này. Mọi người biết nhiều đến nguồn gốc Trung Thu từ sự tích vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng dạo chơi, sự tích Hằng Nga và Hậu Nghệ, sự tích về chú Cuội lên cung trăng ở Việt Nam.

    1. Sự tích vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng dạo chơi

    [​IMG]

    Sự tích vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng dạo chơi

    Vào đời vua Đường Minh Hoàng (713 - 741 Tây Lịch), trong lúc đi dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch, trăng tròn và sáng trong. Trong lúc đang thưởng thức cảnh đẹp và tiết trời mát mẻ thì gặp đạo sĩ La Công Viễn. Người này được mọi người mệnh danh là Diệp Pháp Thiện, có phép tiên nên đã đưa nhà vua lên cung trăng chơi.

    Tại đây cảnh trí lại càng đẹp hơn nên nhà vua hăng say thưởng thức cảnh tiên với các nàng tiên mặc xiêm y đủ màu hát múa mà quên trời đã gần sáng. Đạo sĩ La Công Viễn phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn còn luyến tiếc.

    Vì còn vương vấn cảnh trời, về hoàng cung, nhà vua đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và ra lệnh cứ đến rằm tháng tám lại tổ chức rước đèn và bày biện ăn mừng.

    2. Sự tích Hằng Nga và Hậu Nghệ

    [​IMG]

    Sự tích Hằng Nga và Hậu Nghệ

    Hằng Nga là tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình, phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Còn Hậu Nghệ là chàng trai bất tử. Họ là vợ chồng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác đố kị, nên tìm cách vu oan tội lỗi phạm thiên đình cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu.

    Từ đó, Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian.

    Bấy giờ không chỉ có một mặt trời chiếu sáng mà có tận 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, cứ một mặt trời thì chiếu một ngày, và cứ thay phiên như vậy trong vòng một ngày.

    Tuy nhiên, tai họa ập đến, một ngày kia cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày và đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất.

    Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng xuất sắc.

    Đáp lại công lao của Hậu Nghệ, vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống, chỉ được phép uống sau 1 năm khi đã cầu nguyện và ăn chay”.

    Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành “chơi” .

    Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, sau đó, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga đã bay về trời và không thể quay trở lại.

    Hậu Nghệ cầm theo chiếc nỏ trong tay, đuổi theo Hằng Nga. Nhưng đi được đến nửa đường thì thần Gió đã cản chàng lại mặc cho nàng tiên nữ xinh đẹp kia bay đến mặt trăng.

    Khi vừa đến nơi Hằng Nga bỗng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.

    Trong khi đó, ở dương thế, Hậu Nghệ ngày càng nhớ nhung, hối hận và tuyệt vọng. Chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó, Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”.

    Cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như để nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người.

    Share This Page

  2. Comments0 Post Comment

Share This Page