1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Thiếu canxi trong máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm, bạn chớ coi thường

Thảo luận trong 'Dịch vụ sức khỏe' bắt đầu bởi nguyenthubnc, 18/12/18.

  1. MB+ - Vai trò canxi trong cơ thể:

    - Canxi là khoáng chất thiết yếu của cơ thể, nó đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể như tham gia vào quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormon và đông máu.Người thiếu canxi thì bị loãng xương, còng lưng, gai cột sống, gai gót chân và nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác.

    - Lượng dự trữ canxi trong cơ thể được duy trì ổn định phụ thuộc vào 3 yếu tố chính, đó là do thức ăn, nước uống đưa vào, hấp thu canxi từ ruột và đào thải qua thận.

    Vậy thiếu canxi trong máu có nguy hiểm không?

    Canxi không chỉ được ví như những viên gạch để xếp nên hệ thống xương của con người. Hệ thống xương có vai trò vô cùng quan trọng là làm giá đỡ để đỡ các tạng trong cơ thể như nội tạng, tim gan, sọ não.

    Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ vai trò của hệ thống xương. Nó làm ảnh hưởng đến vai trò của chuyển hóa, làm ảnh hưởng đến các cấu trúc bảo vệ cột sống cơ thể của bệnh nhân, ảnh hưởng đến điểm bám của các cơ gân, đến chức năng vận động cơ thể của bệnh nhân…

    Dưới đây là một số nguy hiểm khi thiếu canxi trong máu:

    1. Xương

    Hệ quả của việc thiếu canxi rất kinh khủng. Đến một ngày khi các xương quá yếu, tự nó gục xuống, hoặc những sang chấn nhẹ như ngã chống tay, ngã xe cũng có thể gây ra những chấn thương lớn như xẹp đốt sống, gẫy xương cẳng tay, gẫy xương đùi.
    2. Da

    Một khi canxi bị thiếu thì khả năng miễn dịch cũng bị rối loạn theo, gây ra những chứng bệnh về da như nổi chấm đỏ, bệnh phong thấp, nứt viêm da, bạch tạng. Bổ sung canxi có thể nâng cao chức năng của hệ miễn dịch, góp phần chữa các căn bệnh trên. Canxi có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ da, làm đẹp da.

    3. Đái tháo đường

    Canxi cũng có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường. Khi mắc bệnh này, người bệnh hàng ngày tiết ra một lượng đường khá qua đường tiểu tiện và điều này có nghĩa, lượng canxi bài tiết qua nước tiểu cũng tăng lên. Canxi bị rối loạn càng làm cho bệnh đái tháo đường thêm trầm trọng. Những người bị mắc bệnh đái đường kèm theo chứng loãng xương chiếm khoảng 60% tổng số bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường.

    4. Thần kinh

    Ion canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phóng thích và lan tỏa thần kinh. Khi cơ thể thiếu canxi, quá trình phóng thích thần kinh sẽ gặp nhiều trở ngại, cơ chế hưng phấn và cơ chế ức chế của cơ thể cũng bị phá vỡ. Biểu hiện của trẻ em là hay giật mình về ban đêm, bức bối, mất ngủ, hiếu động. Biểu hiện ở người trung niên và người già là dễ căng thẳng thần kinh, tinh thần bất ổn, trí nhớ giảm sút, tính kiên nhẫn giảm, thần kinh suy nhược và chứng ngớ ngẩn xuất hiện ở người già. Đây chính là biểu hiện của khả năng điều tiết thần kinh giảm sút. Lúc này, bổ sung canxi không những trợ giúp cho chữa bệnh mà còn giúp tăng cường cho hoạt động của não.

    5. Tim

    Tim đóng vai trò duy trì mạng sống, đảm bảo cung cấp máu đến cho mọi tế bào trong cơ thể từng giờ từng phút. Điều này phụ thuộc vào sự co bóp của cơ tim. Cơ tim co bóp nhanh hay chậm, lượng máu đưa đến tế bào nhiều hay ít lại là do canxi quyết định.

    Quan sát phần trong của tế bào cơ tim cho thấy, khi canxi đột nhập vào bên trong tế bào cơ tim, nó làm sống dậy abumin, kích thích van tim co bóp, tạo ra sự hưng phấn cho van tim. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ tạo thành sự co bóp nhịp nhàng của cơ tim. Khi canxi trong máu thấp, sự co bóp của cơ tim giảm, dẫn đến những bệnh về tim, lúc này thử đưa ion canxi vào cơ tim, sức mạnh của cơ tim dần dần được hồi phục.

    Xơ cứng động mạch là một dạng biến chứng của bệnh viêm nhiễm, ion canxi là một nhân tố chủ yếu làm động mạch bị xơ cứng. Khi cơ thể bị thiếu canxi trầm trọng, canxi trong máu giảm đã kích thích canxi từ xương vào máu, trữ ở trong huyết quản. Hậu quả là sẽ thu hút cholesterol đi vào huyết quản. Các chất nằm trong huyết quản sẽ dần dần dầy lên và cứng hơn, mất đi tính đàn hồi. Xơ cứng động mạch là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh cao huyết áp, bệnh tim, xuất huyết não. Gần đây, các tài liệu nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi chữa bệnh xơ cứng động mạch thì cũng nên bổ sung canxi.

    [​IMG]

    6. Đường tiêu hóa

    Trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng đầy phức tạp, ion canxi đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong hệ tiêu hóa, ion canxi không những có thể duy trì khống chế hoạt động của cơ trơn trong đường tiêu hóa mà còn tác dụng tham dự vào việc tiết ra và kích hoạt men tiêu hóa. Nếu bị chứng bệnh đau bụng, bệnh tiêu chảy mãn tính lâu ngày sẽ làm cho sự hấp thu canxi của ruột gặp trở ngại, dẫn đến canxi trong máu giảm, kích thích tuyến giáp trạng làm cho nồng độ inon canxi trong tế bào đường ruột tăng lên, gây ra chứng co giật của cơ trơn ở ruột.

    Nếu kịp thời bổ sung canxi cho những người bị bệnh tiêu chảy thì không những bù đắp lượng canxi bị giảm sút do khả năng hấp thụ canxi của ruột kém gây nên mà còn làm cho bệnh tiêu chảy thuyên giảm.

    Khi thiếu canxi sẽ làm cho lượng axit trong dạ dày quá nhiều, nồng độ dịch vị quá cao, men abumin trong dạ dày tăng lên, phát sinh ra chứng viêm loét đường tiêu hóa, nếu nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, cùng với việc chữa bệnh như thường lệ, cần phải chú ý bổ sung đầy đủ canxi.

    Thiếu canxi sẽ dẫn đến những bệnh khó lường, thiếu canxi lâu ngày sẽ dẫn đến hủy hoại sức khỏe của con người. Những căn bệnh do thiếu canxi gây ra có chủng loại vô cùng phong phú. Một thanh niên tráng kiện thiếu canxi thì dễ được tuổi tác che đậy, những người già phụ nữ và trẻ em thì biểu hiện ra bên ngoài khá rõ. Để có thể có những hiểu biết ngày nay về canxi, chúng ta đã phải trả giá khá đắt về cả sinh mạng của nhiều người và sức khỏe của rất nhiều người.

    Xem thêm >>> Tăng Cường Trí Nhớ Hiệu Quả Nhất Qua Các Cách Sau Đây

    Điều trị và phòng ngừa

    Việc chẩn đoán bệnh nhân bị cơn hạ canxi máu chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng và làm xét nghiệm thấy có canxi máu giảm. Bệnh nhân sẽ được bổ sung canxi kịp thời, triệu chứng hết nhanh sau khi lượng canxi được bù đủ.

    Có thể cải thiện và phòng ngừa hạ canxi máu bằng cách bổ sung canxi cho những đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu canxi như: bệnh nhân đã bị phẫu thuật cắt bỏ hết tuyến cận giáp, người đang dùng thuốc lợi tiểu...

    Người bình thường cần chú ý cung cấp canxi cho cơ thể qua thực phẩm sử dụng hàng ngày như: Sữa và chế phẩm sữa, cá nhỏ nguyên xương, cua đồng, tôm tép.

    Phòng ngừa:

    - Thực hiện chế độ ăn đủ canxi bằng cách ăn nhiều tôm, cua, cá, ốc, vừng, đậu nành, mộc nhĩ, rau ngót và các loại sữa tươi…Cố gắng ăn ít nhất 1 tuần 1 lần các món tôm nguyên vỏ, ốc, hến và các loại sò để bổ sung lượng canxi.

    - Cắt giảm cafe, rượu và muối vì những chất này thường kìm hãm khả năng hấp thu canxi.

    - Mỗi ngày nên dành ít nhất 10 đến 20 phút để tắm nắng vào sáng sớm (vào 9h - 9h30 sáng mỗi ngày) để giúp cơ thể hấp thụ được nhiều Vitamin D qua da, đồng thời tăng cường việc ăn các thực phẩm có dầu thực vật để hấp thu Vitamin D tốt hơn.

    - Tuyệt đối không nên nhịn đói để phophate trong cơ thể không bị giảm, gây hạ canxi.

    - Chỉ nên dùng viên canxi bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ.

    - Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.

    Qua bài viết này, cũng hi vọng những ai đang trong tình trạng thiếu hụt canxi thì hãy bổ sung đầy đủ chất kịp thời để sức khỏe hồi phục nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đọc bài.

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này