1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Hà Nội Giọt nước nghiêng mình

Thảo luận trong 'Thị trường khác' bắt đầu bởi phukiennhat, 28/5/17.

  1. MB+ - Xe chạy đường trường hơn một giờ, quành trong xóm quê thêm độ nửa giờ nữa thì rẽ vô một khu hơi nghèo vắng rồi ngừng lại trong sân một căn nhà có vẻ khang trang trên khu đất rộng. Tấm bảng sơn xanh chữ đỏ có tên ngôi chùa nằm khiêm nhượng bên một cội cây cành lá xum xuê. Tên chùa cũng thông thường nhưng chữ chùa khiến già Thanh có cảm tình hơn tiếng tự thường gặp. “Chùa Pháp Vân,” nghe gần gụi hơn “Pháp Vân Tự” nhiều.

    Cũng không thấy những câu đối liễn màu đỏ chói chang, mệt mắt với kiểu chữ Việt viết tròn tròn giả Hán tự thường có. Già Thanh thầm thào trong bụng: “Chắc chắn sư trụ trì nhiều Việt tính... những chi tiết nho nhỏ như thế nầy rất đáng ngưỡng phục và nên khuếch tán. Hẳn sẽ có nhiều điều đáng nghe, đáng học ở vị sư nầy.”


    Cảnh quang thoáng đạt, vắng bóng những tượng đá trắng rườm rà khoa trương tạc những nhân vật huyền thoại chẳng ai biết nghệ nhân lấy chi tiết từ đâu. Chỉ có một mình ngôi tượng mẹ Quan Âm đưa thiên nhãn hồn hậu nhìn khách, như theo dõi để che chở những bước chân của tín chúng thập phương. Cả ba người bước tới chưn tượng xá ba xá làm lễ ra mắt rồi đến cửa, bấm chuông. Hai chiếc xe quẹo vô bãi đậu, ba cặp khách Mỹ tới dưới chân tượng, chấp tay ngang bụng, nghiêm chỉnh đứng mặc niệm.

    “Hình tượng Phật Bà dễ được kính tin vì tương tợ với hình tượng Đức Mẹ của họ.” Già Thanh nói với con gái, mắt không rời những vị khách tóc vàng với lòng cảm phục. “Chùa Việt Nam nơi xứ người dựng tượng Phật Bà ngoài sân trống trải mục đích là tạo sự dễ dàng cho việc chiêm bái ngoài nghi thức. Người bản xứ chỉ cần đến cầu nguyện rồi về, không phải vào chánh điện, không phải trò chuyện với vị trụ trì, vốn trở ngại về ngôn ngữ tôn giáo.”

    Người nữ giới mỉm cười hãnh diện trao ánh mắt với chồng như thầm nói đạo Phật của mình cũng có chút nào ảnh hưởng lên người bản địa rồi áy náy nói với cha rằng mình rất ngại khi đến đây mà không thông tin trước cho sư ni. Anh chồng nói mình có lý do vì làm theo ý cha từ xa đến muốn thăm linh của cháu, luôn tiện viếng cảnh một ngôi chùa địa phương.

    thế mà chúng không cho mình biết đây là chùa sư nữ! Già Thanh hơi sửng sốt rồi bạo dạn bước lên thềm bấm chuông. dường như lâu lắm, chừng hơn mười phút, sư cô trụ trì mới ra mở cửa. Nụ cười hiền hòa và thân thiện chiếm ngay cảm tình của khách. “Xin lỗi vì để quí khách đợi hơi lâu. Chùa vắng, ngày thường phải đóng cửa, tín hữu viếng chùa thì bấm chuông, ni ở đây chỉ có mình mình, phải cẩn thận dự phòng những bất trắc.”

    Trụ trì thân mật dẫn khách đi viếng phòng ốc. Chánh điện nghiêm trang. Gian phòng thờ các linh sạch sẽ, ấm êm trong cách trình bày đơn giản. Hình đứa cháu gái chớm tuổi hai mươi đang nở nụ cười vui như cười chào bác mẹ và ông ngoại đến thăm. Con bé toát ra nét trẻ trung yêu đời biết bao bên cạnh hàng mấy mươi hình đồng cảnh khác. Già Thanh nhìn từng hình, từng hình.

    Hầu hết là những bức hình tươi trẻ. Có thể người thân đã chọn tấm ảnh đẹp nhứt cho người nằm xuống. Già Thanh không thấy mình khác với họ bao lăm khi nghĩ rằng bất kỳ ai trong các hình kia trước đây cũng như mình và sau nầy mình cũng như họ thôi. Người mẹ ngước nhìn hình con gái mình, thân thiết, mắt đỏ hoe, mọng ước, đưa tay len lén dụi. Người cha day mặt ra sau, cúi đầu. Không khí lắng đọng.

    Già Thanh muốn đưa tay lên sờ tấm hình cháu ngoại nhưng ngại tạo thêm nỗi buồn cho bố mẹ nó nên đành thôi. Nói nhỏ: “Cháu ở chùa nghe kinh, mau siêu thoát.”

    Tiếng ni sư phá tan sự buồn thảm đó: “Cũng gần giáp năm cháu rồi. Mau quá. Hai tháng nữa chứ mấy.”
    Người mẹ:

    “Dạ, sư cô nhớ hay quá. Đến lúc đó cũng xin nhờ sư cô tính liệu mọi sự cho cháu. Chúng con không hiểu biết lắm những gì cần phải làm.”

    Tiếng con của người đạo hữu trông chừng bằng tuổi với ni cô trụ trì khiến già Thanh thấy vui vui. Con gái mình đã phần nào đè xuống cái ngã mạn khi thốt ra lưu loát tiếng con. Bản ngã nói cho cùng cũng là không, chỉ vì con người gán cho nó tánh cách nhập làm một với hình hài huyễn hóa hiện tại vốn bị lầm tưởng là thường trụ, nên ngại ngùng khi sử dụng với người tu hành ngang tuổi đời...

    Trích nguồn : https://cachlamdeptrangda.blogspot.com/2017/05/giot-nuoc-nghieng-minh.html
    :

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này