1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Tìm hiểu hình thức trang trí trên gốm Bát Tràng

Thảo luận trong 'Sản phẩm thời trang' bắt đầu bởi vothuthuy, 6/10/16.

  1. MB+ - Thế kỉ 14–15: Hình thức trang trí trên gom su bat trang bao gồm các kiểu như khắc chìm, tô men nâu theo kĩ thuật gốm hoa nâu thời Lý–Trần, kết hợp với chạm nổi và vẽ men lam. Khoảng thời gian này đánh dấu sự ra đời của dòng gốm hoa lam đồng thời xuất hiện những đồ gốm hoa nâu vẽ theo gốm hoa lam. Đề tài trang trí còn giới hạn trong các đồ án hoa lá, tiếp nối gốm hoa nâu thời Trần.
    [​IMG]
    Rồng vẽ trên gốm lam thế kỉ 16(ảnh chụp tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam)
    [​IMG]
    Sư tử-long mã chạm nổi trên gốm thế kỉ 18 (ảnh chụp tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam)Thế kỉ 16, cùng với việc xuất hiện những chân đèn, lư hương có kích thước lớn hơn, kĩ thuật trang trí chạm nổi kết hợp vẽ men lam đạt đến trình độ tinh xảo. Đề tài trang trí phổ biến có các loại: rồng, phượng, xen kẽ cụm mây, ngựa có cánh, hoạt cảnh người, cánh sen đứng, hoa dây, lá đề, phong cảnh sơn thuỷ... Trang trí vẽ men lam còn giữ được nhịp độ phát triển, nhiều loại văn hình học và hoa lá còn thấy gần gũi với đồ gốm hoa lam xuất hiện cùng thời ở Chu Đậu, (Hải Dương).
    Thế kỉ 17, kĩ thuật chạm khắc, đắp nổi trên gom su bat trang càng tinh tế, cầu kì, gần gũi với chạm đá và gỗ. Đề tài trang trí tiếp nối thế kỉ 16, đồng thời xuất hiện các đề tài trang trí mới: bộ tứ linh, hổ phù, nghê, hạc... Những đề tài chạm nổi, để mộc điển hình khác như bông cúc hình ôvan, bông hoa 8 cánh, bông cúc tròn, cánh hoa hình lá đề, cánh sen vuông, các chữ Vạn-Thọ (chữ Hán)... Việc sử dụng men lam kém dần, tuy đề tài trang trí vẽ tương đồng với chạm nổi. Thế kỉ 17 xuất hiện dòng gốm men rạn với sự kết hợp trang trí đề tài nổi bật như rồng, tứ linh, hoa lá, cúc-trúc-mai. Trong khoảng thời gian này còn xuất hiện loại gốm nhiều màu, nổi trội nhất là màu ngọc với các đề tài trang trí độc đáo: hoa sen, chim, nghê, hình người...
    Thế kỉ 18, trang trí chạm nổi gần như chiếm chủ đạo thay thế hẳn trang trí vẽ men lam trên gốm Bát Tràng. Các kỹ thuật đúc nổi, dán ghép, chạm khắc nổi đã thích ứng với việc sử dụng men đơn sắc (men trắng xám và men rạn). Đề tài trang trí ngoài bộ tứ linh, rồng, nghê còn thể hiện các loài cây tượng trưng cho bốn mùa. Ngoài đề tài sen, trúc, chim và hoa lá còn thấy xuất hiện các loại văn bát quái, lá lật... Hoa văn đường diềm phát triển manh các nền gấm, chữ vạn, cánh sen nhọn, hồi văn, sóng nước...
    Thế kỉ 19, gốm hoa lam Bát Tràng phục hồi và phát triển phong cách kết hợp sử dụng nhiều loại men vào trang trí. Bên cạnh các đề tài đã có, Bát Tràng còn xuất hiện thêm các đề tài du nhập từ nước ngoài theo các điển tích Trung Quốc như Ngư ông đắc lợi, Tô Vũ chăn dê, Bát tiên quá Hải, Ngư ông kéo lưới...
    Đối với các nhà khảo cổ, các nhà sưu tầm đổ cổ và các nhà nghiên cứu mỹ thuật, chủ đề rồng thể hiện qua các thời kì được nhiều người quan tâm nhất vì nó có những sự thay đổi đáng kể. Rồng là đề tài thường được trang trí trên nhiều loại hình, đặc biệt trên chân đèn và lư hương.

    Thế kỉ 16, rồng được đắp nổi hoặc để mộc như trên đồ gốm thời Nguyên (Trung Quốc) hay vẽ men lam, rồng có đôi cánh mọc ra từ chân trước, cong như cánh bướm. Rồng cùng với phượng mở ra cấu trúc trang trí rồng bay phượng múa.
    [​IMG]
    Minh văn trên gốm: Bát Tràng xã, Đỗ Xuân Vi tạo 缽塲杜春闈造Đầu thế kỉ 17, rồng vẫn giữ nhiều nét tương đồng rồng thế kỉ 16, nhưng sau đó được cách điệu với 4 khúc không đều nhau, mở ra một kiểu rồng mới, khác lạ. Rồng bố cục theo chiều ngang, dáng rồng ngắn, thân uốn hình cánh cung, tay trước nắm râu. Rồng chạm nổi trong hình khánh hay thấu kính có thân nhỏ và đều có những dải mấy lửa kiểu đao mác. Nửa sau thế kỉ 17 lại xuất hiện dáng rồng gần gũi với rồng điêu khắc trên gỗ. Đuôi rồng từ bên trái trườn qua bên phải, đầu quay vào giữa. Mặt rồng tả chính diện, tay trước nắm râu. Xung quanh rồng có nhiều dải mây nổi vẽ men lam. Một kiểu rồng nữa được thể hiện trên lư hương, đế nghê, mô hình nhà là rồng nổi, đuôi vút lên trên, hai chân trước chống, đầu uốn lên, bố cục trong hình chữ nhật.
    Thế kỉ 18, rồng thân dài, đắp nổi theo dạng phù điêu, đầu nghiêng, hai mắt lồi, sừng và râu cong, bờm gáy dày, vây cá nhọn, vảy rắn, xung quanh rồng có những dải mây nổi hình 3 ngọn lửa. Sau đó, rồng ổ xuất hiện bao gồm một rồng mẹ và 6 rồng con, xen kẽ các dải mây hình khánh. Rồng được thể hiện trên bình con voi, lư hương hoặc trên bao kiếm thờ...Với rồng đắp nổi, chỉ thể hiện đầu rồng chính diện, hai chân trước dang rộng, lộ mũi hẹp, mắt lồi, miệng ngậm vòng tròn hay chữ Thọ kiểu triện còn được thể hiện trên những chiếc đỉnh.
    Thế kỉ 19, thì gom su bat trang thì họa tiết rồng lại được thể hiện theo phong cách tượng tròn với thân ngắn, mình tròn, đầu rồng có miệng rộng, mũi cao, vây cá, vảy tròn và được trang trí theo kiểu đắp nổi hoặc vẽ men lam trên đỉnh gốm hoặc trên bình men rạn vẽ nhiều màu. Ngoài ra, còn có đầu rồng với mặt nhìn chính diện, hai chân xoè ngang năm hai dải mây, miệng ngậm vòng...
    :

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này