1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Trieu chung cua dut day chang dau goi thuong gap hien nay

Thảo luận trong 'Thị trường khác' bắt đầu bởi dtrigan1412, 22/1/18.

  1. MB+ - Đứt dây chằng khớp gối thường xảy ra khi người bệnh bị chấn thương, hoặc tai nạn. Cần phát hiện kịp thời các triệu chứng của đứt dây chằng khớp gối và xử trí kịp thời đúng cách tránh gây tổn thương nghiêm trọng hơn.

    Triệu chứng của đứt dây chằng khớp gối
    Đứt dây chằng khớp gối đa phần chủ yếu do chấn thương chơi thể thao hoặc do tai nạn gây ra. Người bệnh khi bị đứt dây chằng khớp gối thường có những biểu hiện như sau:

    Tiếng kêu ở gối: Nhiều bệnh nhân có thể nghe hoặc cảm nhận thấy tiếng “rắc” ở gối ngay sau chấn thương, sau đó là đau và sưng nề khớp gối.
    [​IMG]
    Đứt dây chằng khớp gối cần được phát hiện và điều trị kịp thời hiệu quả

    Lỏng gối: một thời gian sau khi hết đau và sưng nề khớp gối, người bệnh có thể đi lại bình thường nhưng sẽ thấy lỏng gối, thể hiện bởi những triệu chứng như: cảm giác chân yếu hoặc không thật chân khi đi lại; không thể đi bộ nhanh được, nhất là trên mặt đường không bằng phẳng, thỉnh thoảng đang đi bị trẹo gối; đi lên đi xuống cầu thang khó khăn, cảm giác rất sợ khi phải đặt chân bị chấn thương xuống trước. Nếu cố gắng chơi thể thao trở lại, người bệnh không thể hoặc rất khó để trụ bên chân chấn thương, không thể chạy nhanh, đôi khi đang chạy, người bệnh tự ngã mặc dù không có va chạm.

    Tham khảo thêm Bác sĩ thể thao: https://bacsithethao.com/


    Teo cơ: đùi bên chấn thương nhỏ dần do teo cơ, nhất là mặt trước do teo cơ tứ đầu đùi. Đây là hậu quả của đau, lỏng gối nên người bệnh không vận động chân bị chấn thương, khi đi lại chủ yếu tì đè bên chân lành, dẫn đến cơ đùi càng ngày teo và chân càng yếu.

    Khớp gối bị đứt dây chằng thường sưng, đau

    Đứt dây chằng khớp gối phải làm sao?
    Nhiều người khi thấy triệu chứng đau, sưng đầu gối do chấn thương thường áp dụng những phương pháp như đắp lá, dán cao, bẻ gối... Đây chính là sai lầm khiến khớp gối bị tổn thương nghiêm trọng hơn, khó chữa trị, thậm chí người bệnh gặp những biến chứng nguy hại đe dọa sức khỏe. Vì vậy, ngay khi có triệu chứng tổn thương xương khớp người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Theo đó, việc chữa trị đứt dây chằng chéo khớp gối được áp dụng như sau:

    Ngay sau khi chấn thương, bệnh nhân cần được bất động gối bằng nẹp trong 3-4 tuần tùy theo thương tổn cụ thể và kết hợp với thuốc điều trị.

    Trường hợp tổn thương đứt dây chằng chéo trước không hoàn toàn, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật

    Trường hợp tổn thương đứt dây chằng chéo trước không hoàn toàn, việc phẫu thuật sẽ được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố. Nếu bệnh nhân nữ hoặc bệnh nhân không có nhu cầu vận động cao, mức độ lỏng gối không nhiều, không kèm theo các thương tổn khác như sụn chêm... thì có thể không cần thiết phải phẫu thuật.

    Một số trường hợp bệnh nhân có nhu cầu vận động cao hoặc thương tổn đứt dây chằng chéo trước không hoàn toàn nhưng phần còn lại của dây chằng không đảm bảo chức năng, tránh nguy cơ thoái hóa gối sau này cũng như chơi thể thao trở lại thì lựa chọn phẫu thuật là hợp lý.

    Nguồn: benhvienthucuc.vn

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này