1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Hà Nội Vật liệu xây dựng truyền thống cần những công trình nghiên cứu khoa học

Thảo luận trong 'Vật liệu, Thiết bị' bắt đầu bởi accxaydung, 11/12/15.

  1. MB+ - (Bản tin khoan bê tông) Với các giá trị đặc trưng của nền văn minh lúa nước, kiến trúc truyền thống Việt Nam được biết đến qua cách sử dụng tinh tế các nhóm vật liệu riêng. Các vật liệu truyền thống này cơ bản đều có nguồn gốc từ thiên nhiên và gắn bó bền vững với thiên nhiên, nhưng dưới bàn tay sử dụng tài tình của những người thợ dân gian, đồng thời thông qua các kinh nghiệm được đúc kết và kế thừa lâu đời đã tạo nên nhiều nét đặc sắc trong việc ứng dụng vào các công trình xây dựng trong kiến trúc truyền thống.
    [​IMG]
    Tranh tre gỗ lạt: Tài nguyên xứ sở đã nuôi dưỡng tập quán xây dựng của người Việt. Để làm nhà dựng cửa, trước là khai thác trên rừng sau là người ta trồng cây lấy gỗ, tre, luồng, giang, mây, nung vôi, đóng gạch, ép ngói… Cánh thôn quê nói: “có trăm tre, nhăm nhe làm nhà”, là ý nhấn mạnh thứ vật tư quan trọng nhất, đủ làm nên bộ khung nhà truyền thống.

    Nhà tranh tre nứa lá mát về mùa hạ ấm về mùa đông, dẻo dai chịu đựng gió bão, mưa ngàn. Khắp miền quê đâu cũng sẵn tre nứa. Họ nhà tre loại nào cũng đắc dụng: bương, vầu thân to cật dầy, đốt ngắn, chống khoẻ thì làm cột. Tre đằng ngà đặc ruột dẻo thân dùng làm đòn tay, xà tử, dạ cửa, bậu cửa. Mai trúc thân thẳng vỏ dày, gốc ngọn bằng bặn thì được bổ bẻ, chẻ đều để lát sàn, thưng vách… Nứa mỏng mềm thì đập dập thành ra lợi bản trải mái lợp hay đan phên ngăn, ken tấm dại. Rồi nứa tép, trúc cành, giang, mây, song… thứ nào cũng được việc cả. Tre ngâm độ sáu tháng - một năm dưới bùn ao, vớt lên mềm dễ uốn vặn, để khô đi chống mối mọt tốt. Lại có thể luộc mây tre, chẻ lấy lạt rồi gác bếp cho khói xông… Cây tre thật xứng với tính tình chịu thương chịu khó của người Việt.

    Cao cấp hơn tre là gỗ. Đinh, lim, sến, táu, vàng tâm, mộc lan là những hạng gỗ rừng lý tưởng để cất dựng đền miếu, đình chùa, cung điện. Trong dân gian thì phổ thông là xoan, mít, chò, keo, dổi, hồng sắc, bạch đàn… Người thôn quê xưa có tính lo xa: khi dựng vợ cho con trai, bao giờ cũng gây sẵn bụi tre, hàng xoan hay vài gốc mít nơi trước sân, mép vườn, bờ ao. Nhắm chừng 10 -15 năm sau con cái có vật liệu làm nhà mới, vừa vặn thời gian chuyển đổi thế hệ nông trang. Xoan cao cây thân dài và thẳng, đoạn dưới làm cột, đoạn trên làm xà, kèo, hoành, bậu. Gỗ xoan thấm sẵn nhựa đắng, chịu được mối mọt. Chả thế có câu “Nhà gỗ xoan - quan ông nghè”.

    Cái lợp cũng sớm được người xưa quan tâm tìm kiếm hoặc chế tác cho ngôi nhà khung tre gỗ nhiều gian dĩ, sao cho thích hợp với độ dốc mái và sự phân chia các tấm mái, tầng mái. Đó có thể là rơm, rạ hay lá cọ (lá gồi) lá mía, lá dừa, cỏ tranh, phên nứa, cói bổi… Chẳng hạn, nhà lợp cói (thông dụng ở Thái Bình) chống dột rất tốt. Trong nhà luôn mát mẻ vì các lớp sợi cói qua thời gian dính kết lại thành tấm xốp liền. Sau mỗi lần lợp chừng 5 năm, khi cói xẹp xuống người ta lại phủ lên trên mái cũ một lớp cói nữa. Cứ thế lớp mái cói có thể dày từ 0,3m – 0,5m. Ở một số địa phương nam Trung bộ, Nam bộ, trên rui mè ken dày có khi người ta đổ một lớp đất sét rồi lợp lá dừa nước lên trên. Đất sét cách nhiệt, chống cháy tốt. Nhưng, cái chính là tại lá dừa mềm, mỏng không thể đánh tranh, khi khô nước mưa dễ lọt qua, nên đất sét có tác dụng làm cứng mái và chống thấm. Cao cấp hơn, người ta xẻ gỗ thành ván mỏng để lợp…

    Gạch nung và gốm: Gạch đất nung dùng xây nhà thì nhiều thứ lắm. Ngoài loại chữ nhật thường còn có gạch hộp kích thước lớn và nhẹ; gạch múi bưởi để cuốn vòm, xây cổng; gạch thước thợ; gạch hình tròn, đa giác; gạch có mộng dùng bó vỉa, gạch rộng bản nung già lát nền nhà đại khoa, gạch lá nem lót dưới ngói lợp…

    Khi biết nung gạch làm nhà (ước đoán từ cuối thời Đông Sơn), cũng là lúc người Việt biết nung ngói lợp. Ngói lợp nhà phong phú không kém: ngói ri, ngói âm dương, ngói hình vảy rồng, ngói uyên ương cong hình lòng máng, ngói mũi hài đơn, mũi hài kép, ngói chiếu (miếng lợp phẳng) còn gọi là ngói bản… Quý hơn cả là ngói lưu ly, thứ ngói tròn như ống tre tráng men trắng, men màu sắc vàng, sắc xanh đẹp bền muôn thuở. Khi lợp mái người ta nối các ống ngói lại, đầu ống ngoài cùng được gắn viên lưu ly có hình chữ thọ. Thời xưa, vua chúa mới được dùng ngói lưu ly… Thời nay thì vô thiên lủng, ai cũng có thể được dùng.

    Để gửi lại cho đời sau…

    Giữa hôm nay vẫn gạch đá, tranh tre gỗ lạt ấy mà mẹo làm nhà vẫn mỗi nơi mỗi khác. Vả lại cùng một chất liệu truyền thống thì cách thể hiện nó khi ở đài cơ, gian điện, ốc đính hay trang trí, tôn trí cũng đã khác nhau nhiều lắm. Nhất là trong nghệ thuật kế thừa truyền thống. Rồi còn vẽ kiểu kiến trúc đô thị ra làm sao để lấy “đất” mà phô diễn chất liệu truyền thống nữa! Để gửi lại tinh hoa của cha ông, cần phải tìm hiểu nghể thổ mộc cho ra nhẽ rồi mới tính đến chuyện to tát giải pháp…

    Ngay đến một người thợ, một hiệp thợ mà với đồ lề thổ mộc khác đi thì nhà cửa mồ mả họ dựng lên cũng có thể khác đi. Biết đâu cái đẹp truyền thống có phần ở đó? Thậm chí người ta không chịu học hỏi kỹ thuật quý báu của người xưa mà thay vào đó bằng ham chuộng thao tác bán thủ công học lỏm tây tàu. Lại còn chuyện nghệ thuật Việt mà bươn chải trong mớ đề tài trang trí kiến trúc ngoại bang thì đâu còn là chính mình. Chưa kể vật liệu, chất liệu loạn hết cả lên, người đời không biết đâu mà lần cho ra thể loại này khác. Chả lẽ cứ phóng cái đình làng mấy chục lần to tướng là vớ được một trung tâm văn hóa thời thượng hay sao?

    Đành rằng công chúng kiến trúc khắp chợ cùng quê ngó nghiêng nhiều mỗi khi ngang qua vài công trình hiện đại na ná truyền thống. Cũng phải thôi, thấy hay con mắt ai chả à vào. E rằng không ít quý vị trong số đó, người Nam ta hẳn hoi mà lại thích khoe sự sành điệu chất liệu kiến trúc bằng cái nhỡn tiền tò mò hám của lạ của cánh du lịch ngoại quốc. Trong khi đất lề quê thói, hát hò đàn đúm mỗi nơi mỗi khác… Nguyên cái việc bệ nguyên xi một nếp nhà từ làng này sang làng nọ, thì đã như một sự xuất khẩu nghệ thuật rồi.

    Hoài của, dấu ấn bàn tay thổ mộc tài hoa bị khuất mắt người đời. Nếu để mắt đến thứ kiến trúc đô thị phô trương truyền thống rởm thì không khéo nhầm lẫn vật liệu xây dựng với chuyện cổ tích. Chất liệu cái thì giả bộ ông cụ non, cái thì cưa sừng làm nghé. Tỉa tót gọt rũa chẳng ra đâu vào đâu, treo đầu dê bán thịt gì chả biết! Cùng lắm gắng gượng đôi ba ngón nghề xạo. Thói thường, thiết kế nhập tâm thì ra cái hồn, thiết kế xạo chỉ ra ngón nghề bắt chước.

    Rõ ràng những vật liệu truyền thống trong kiến trúc Việt Nam đang đổi mới, đang có nhiều những xáo trộn. Song cũng cần được nhìn nhận để tiếp thu phát triển những mặt tích cực, hạn chế những vấn đề chưa phù hợp, để tạo ra những truyền thống mới cho giai đoạn hiện nay của vật liệu kiến trúc truyền thống Việt Nam trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hòa nhập quốc tế mà vẫn phát huy được bản sắc dân tộc. Nhưng để có những giải pháp sử dụng vật liệu nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng, phù hợp với đặc điểm lịch sử, kinh tế, xã hội và khí hậu của từng vùng miền, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên cũng cần có nhiều hơn nữa những công trình khoa học nghiên cứu. Rất cần những nội dung cụ thể để kế thừa và phát huy các giá trị vật liệu xây dựng truyền thống - những tinh hoa của nghề thổ mộc của cha ông từ quá khứ cho đến kiến trúc đương đại và tương lai. Và, những gì tương tự nơi kho báu phát minh của các nhà khoa học - lực lượng tiền phong, lôi kéo giới kiến trúc sư đương đại nước nhà trên đường sáng tạo.

    ĐƠN VỊ KHOAN CẮT BÊ TÔNG GIÁ RẺ TẠI HÀ NỘI
    Chuyên khoan cắt bê tông Hà Nội - Khoan rút lõi bê tông Hà Nội
    Hotline: 0947.191.817 - 0967.055.799
    Email: khoancatbetonggiarehanoi@gmail.com


    Theo TCKTVN
    :

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này