1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Hà Nội Vật liệu xây dựng truyền thống: Những xáo trộn giá trị

Thảo luận trong 'Vật liệu, Thiết bị' bắt đầu bởi accxaydung, 18/12/15.

  1. MB+ - (Bản tin khoan bê tông) Với các giá trị đặc trưng của nền văn minh lúa nước, kiến trúc truyền thống Việt Nam được biết đến qua cách sử dụng tinh tế các nhóm vật liệu riêng.

    Từ thông dụng thành quý hiếm

    Tranh tre gỗ lạt: Nhà tranh tre nứa lá mát về mùa hạ ấm về mùa đông, dẻo dai chịu đựng gió bão, mưa ngàn. Họ nhà tre loại nào cũng đắc dụng: Bương, vầu thân to cật dầy, đốt ngắn, chống khoẻ thì làm cột. Tre đằng ngà đặc ruột dẻo thân dùng làm đòn tay, xà tử, dạ cửa, bậu cửa. Nứa mỏng mềm thì đập dập thành ra lợi bản trải mái lợp hay đan phên ngăn, ken tấm dại. Rồi nứa tép, trúc cành, giang, mây, song… thứ nào cũng được việc cả. Tre ngâm độ 6 tháng - 1 năm dưới bùn ao, vớt lên mềm dễ uốn vặn, để khô đi chống mối mọt tốt... Cao cấp hơn tre là gỗ. Đinh, lim, sến, táu, vàng tâm, mộc lan là những hạng gỗ rừng lý tưởng để cất dựng đền miếu, đình chùa, cung. Xoan cao cây thân dài và thẳng, đoạn dưới làm cột, đoạn trên làm xà, kèo, hoành, bậu. Gỗ xoan thấm sẵn nhựa đắng, chịu được mối mọt. Cái lợp cũng sớm được người xưa quan tâm tìm kiếm hoặc chế tác cho ngôi nhà khung tre gỗ nhiều gian dĩ, sao cho thích hợp với độ dốc mái và sự phân chia các tấm mái, tầng mái.

    Gạch nung và gốm: Gạch đất nung dùng xây nhà thì nhiều thứ lắm. Ngoài loại chữ nhật thường còn có gạch hộp kích thước lớn và nhẹ; gạch múi bưởi để cuốn vòm, xây cổng; gạch thước thợ; gạch hình tròn, đa giác; gạch có mộng dùng bó vỉa, gạch rộng bản nung già lát nền nhà đại khoa, gạch lá nem lót dưới ngói lợp… Ngói lợp nhà phong phú không kém: Ngói ri, ngói âm dương, ngói hình vảy rồng, ngói uyên ương cong hình lòng máng, ngói mũi hài đơn, mũi hài kép, ngói chiếu (miếng lợp phẳng) còn gọi là ngói bản… Quý hơn cả là ngói lưu ly, thứ ngói tròn như ống tre tráng men trắng, men màu sắc vàng, sắc xanh đẹp bền muôn thuở. Khi lợp mái người ta nối các ống ngói lại, đầu ống ngoài cùng được gắn viên lưu ly có hình chữ thọ.

    [​IMG]


    Gạch nung và gốm bao giờ cũng là vật liệu bao che, chất liệu trang trí được người Việt ưa chuộng. Đây là mảnh đất màu mỡ để cánh thổ mộc thời nay thi thố tài nghệ làm nhà làm cửa để mồ để mả mà bấy nay đã là tiếng thơm của kiến trúc truyền thống Việt. Đá tự nhiên thường xuất hiện ở các hạng mục hạ tầng hay tôn trí nội ngoại thất. Thành công hơn cả phải kể đến các cung điện, tông miếu phong kiến, rồi phần triều, phần tẩm ở những lăng mộ vua chúa, quý tộc thời xưa. Nhưng dù là công trình đá thuần tuý hay công trình kết hợp đá - gạch - gỗ thì sự hiện diện của granit, đá xanh, đá trắng, đá vôi, sa thạch bao giờ cũng làm nổi bật lên vẻ đẹp bền vững và khiến cho chúng trở nên danh giá. Xưa nay người Việt ta hễ có điều kiện thì khai thác đá, đặng tận dụng các ưu việt của nó trong xây dựng bền vững. Tuy nhiên loại vật liệu này lại ít được duy trì thường xuyên, nhất là đối với kiến trúc thế tục...

    Lối chơi cũng cần có nghề

    Giữa hôm nay vẫn gạch đá, tranh tre gỗ lạt ấy mà mẹo làm nhà vẫn mỗi nơi mỗi khác, nhất là trong Nghệ thuật kế thừa truyền thống. Rồi còn vẽ kiểu Kiến trúc đô thị ra làm sao để lấy “đất” mà phô diễn chất liệu truyền thống nữa! Để gửi lại tinh hoa của cha ông, cần phải tìm hiểu nghể thổ mộc cho ra nhẽ rồi mới tính đến chuyện to tát giải pháp…

    Ngay đến một người thợ, một hiệp thợ mà với đồ lề thổ mộc khác đi thì nhà cửa mồ mả họ dựng lên cũng có thể khác đi. Biết đâu cái đẹp truyền thống có phần ở đó? Người ta thậm chí còn không chịu học hỏi kỹ thuật quý báu của người xưa mà thay vào đó bằng ham chuộng thao tác bán thủ công học lỏm tây tàu. Vật liệu, chất liệu loạn hết cả lên, người đời không biết đâu mà lần cho ra thể loại này khác. Chả lẽ cứ phóng cái đình làng mấy chục lần to tướng là vớ được một Trung tâm văn hóa thời thượng hay sao?

    Đành rằng công chúng kiến trúc khắp chợ cùng quê ngó nghiêng nhiều mỗi khi ngang qua vài công trình hiện đại na ná truyền thống. Cũng phải thôi, thấy hay con mắt ai chả vào. Nguyên cái việc bê nguyên xi một nếp nhà từ làng này sang làng nọ, thì đã như một sự xuất khẩu nghệ thuật rồi. Nếu để mắt đến thứ kiến trúc đô thị phô trương truyền thống rởm thì không khéo nhầm lẫn vật liệu xây dựng với chuyện cổ tích. Chất liệu cái thì giả bộ ông cụ non, cái thì cưa sừng làm nghé. Tỉa tót gọt rũa chẳng ra đâu vào đâu, treo đầu dê bán thịt gì chả biết!

    Nhà tầm tầm thì bươn chải cho mon men đến kiến trúc phú quý đời xưa, nhà khá giả lại sưu tập cái khốn khó của chất liệu ra điều ăn diện ngầm, lắm của chìm. Người miền xuôi dân mạn ngược đua nhau dựng nhà rường Huế, chốn phồn hoa đô hội bỗng chất ngất nhà Rông. Cái ân tình của chất liệu truyền thống bị biến thái tréo ngoe, lạ lẫm. Như vậy, những tài nguyên hàng đầu của kiến trúc đô thị nước nhà dễ mai một sớm chiều.

    Rõ ràng những vật liệu truyền thống trong kiến trúc Việt Nam đang đổi mới, đang có nhiều những xáo trộn. Song cũng cần được nhìn nhận để tiếp thu phát triển những mặt tích cực, hạn chế những vấn đề chưa phù hợp, để tạo ra những truyền thống mới cho giai đoạn hiện nay của vật liệu kiến trúc truyền thống Việt Nam trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hòa nhập quốc tế mà vẫn phát huy được bản sắc dân tộc.

    ĐƠN VỊ KHOAN CẮT BÊ TÔNG GIÁ RẺ TẠI HÀ NỘI
    Chuyên khoan cắt bê tông - Khoan rút lõi bê tông
    Hotline: 0947.191.817 - 0967.055.799
    Email: khoancatbetonggiarehanoi@gmail.com

    Theo Báo Xây Dựng
    :

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này