1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thảo luận trong 'Dịch vụ sức khỏe' bắt đầu bởi nguyenlybnc, 21/11/18.

  1. MB+ - 1. Nguy cơ nhiễm lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con

    Như mẹ bầu đã biết, viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Bệnh có 2 dạng cấp tính hoặc mãn tính. Những mẹ bầu bị mãn tính, virus sẽ sống trong cơ thể mẹ suốt đời. Thông thường, viêm gan B lây truyền qua 3 con đường: từ mẹ sang con, qua đường máu và quan hệ ********.

    Trường hợp mẹ bầu mang thai cũng nằm trong con đường lây truyền của virus HBV nên thai nhi có nguy cơ bị nhiễm viêm gan B từ người mẹ. Tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm còn tùy vào từng trường hợp:

    – Nếu mẹ bầu bị viêm gan B trong quá trình mang thai thì tỷ lệ lây truyền sẽ phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh: Mẹ bị nhiễm virus trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu thì tỷ lệ mẹ truyền cho con khoảng 1%. Nếu mẹ bị nhiễm ở 3 tháng giữa thì nguy cơ thai nhi bị bệnh là 10%. Còn khi mẹ bị nhiễm ở 3 tháng cuối thì khả năng đứa bé sinh ra bị viêm gan B lên tới 60 – 70%.

    – Nếu người mẹ bị viêm gan B mà không hề hay biết nên không có biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm trong và sau khi sinh, thì trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bênh cao là khoảng 90%. Trong số những đứa trẻ này sẽ có khoảng 50% bị viêm gan mạn tính và có thể phát triển thành suy gan, xơ gan, ung thư gan lúc trưởng thành.

    – Khi mẹ bầu bị viêm gan từ trước nhưng đã điều trị bệnh ở mức độ ổn định, virus dưới ngưỡng hoạt động thì thai nhi hầu như không bị lây nhiễm virus từ mẹ.

    – Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm gan từ trước khi mang thai mà chưa điều trị hoặc chữa không dứt điểm khiến tình trạng bệnh trở nặng vào cuối thai kỳ (virus HBV hoạt động mạnh) thì thai nhi cũng có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh từ mẹ.
    2. Ảnh hưởng của virus viêm gan B tới sự phát triển của thai nhi

    Virus viêm gan B sống hầu hết trong máu và dịch sinh dục của mẹ bầu và không truyền qua được nhau thai nên nó không gây ảnh hưởng gì cho quá trình phát triển của thai nhi như những loại virus rubella, cúm,… Mẹ bầu mang virus HBV thì thai nhi vẫn tăng trưởng bình thường, không bị dị tật thai nhi.

    Chỉ khi người mẹ bị viêm gan B nặng ở 3 tháng cuối thai kỳ thì sẽ có nguy cơ sinh non. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất của người mẹ nếu bị bệnh này chính là biết cách phòng tránh tối đa khả năng lây nhiễm cho thai nhi.


    [​IMG]
    Xem ngay: >>> Viêm gan b có đặt vòng tránh thai được không - Lời khuyên từ chuyên gia y tế
    ► Mẹ bầu nên làm gì khi bị nhiễm viêm gan B?

    Điều đầu tiên mẹ nên làm đó là xét nghiệm thêm một lần nữa. Không hẳn kết quả của mẹ sẽ bị thay đổi nhưng để đảm bảo hơn, mẹ cần chắc chắn kết quả trên tay mình là đúng để có thể quyết định nên làm thế nào tiếp theo. Và dù mẹ không có ý định làm, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu mẹ làm xét nghiệm máu chi tiết hơn để có thêm thông tin về tình trạng sức khỏe và chức năng gan của mẹ. Thai phụ có thể được tiêm một mũi globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG), kháng thể này sẽ giúp mẹ tránh những triệu chứng nặng của bệnh. Virut này ảnh hưởng đến gan nên mẹ cần phải tránh uống rượu hoàn toàn và không chỉ tránh trong khi mang thai.

    Bà bầu nhiễm viêm gan B cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan hiện tại. Sau đó, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị bệnh, bao gồm cả đánh giá định kỳ chức năng gan và theo dõi tình hình cụ thể của thai nhi. Mọi người trong gia đình cũng như ông xã của bạn cũng sẽ cần xét nghiệm khả năng nhiễm virut viêm gan B.

    Các loại vắc xin viêm gan B hiện nay đang được sử dụng để kích hoạt kháng thể nên rất an toàn cho phụ nữ mang thai và không hề gây ảnh hưởng đến thai nhi nên mẹ không cần phải lo lắng. Ngoài ra, vắc xin còn có thể tạo nên rất nhiều phản ứng miễn dịch tốt cho cơ thể, có thể đảm bảo virus không có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chích ngừa vào 3 tháng đầu thai kỳ mà nên chích vào những tháng sau sẽ tốt hơn.

    Để giảm nguy cơ lây bệnh cho trẻ từ mẹ thì trẻ cũng cần được tiêm ngừa bệnh gan trong vòng 12 – 24 giờ đầu sau sinh. Khi đó, bé sẽ có khả năng miễn dịch lên đến 95%. Nếu tiêm phòng quá muộn hay tiêm không đúng cách thì trẻ có nguy cơ bị nhiễm viêm gan B là rất cao.

    Với mẹ bầu nhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính (cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B) và HBeAg âm tính (siêu vi B đang trong giai đoạn nằm yên, không sinh sôi nảy nở) thì ngay sau sinh, bé được tiêm một liều immunoglobulin và một mũi vắc xin ngừa viêm gan B thông thường. Sau đó, bé sẽ được tiêm nhắc lại vào thời điểm tháng thứ hai và tháng thứ tư sau sinh.

    Với mẹ có 2 loại HBsAg dương tính và HBeAg dương tính thì bé sẽ được tiêm hai liều immunoglobulin và một mũi vắc xin ngừa viêm gan B thông thường. Các mũi vắc xin tiếp theo sẽ tiêm ở tháng thứ hai và tháng thứ sáu. Loại vắc xin phòng bệnh này đều được tổ chức tiêm theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia cho tất cả trẻ em sau sinh.

    Bên cạnh đó, để bảo đảm cho thai nhi được phát triển một cách tốt nhất, mẹ bầu nên thường xuyên đi khám thai định kỳ, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, tránh xa các loại thức uống có cồn để gan luôn khỏe mạnh nhé.

    Đồng thời, các bác sĩ khuyến cáo tất cả trẻ em đều phải được tiêm phòng viêm gan B. Sử dụng phối hợp các kháng thể cùng thuốc chủng ngừa đạt tới 90% hiệu quả trong việc phòng ngừa viêm gan B ở trẻ. Còn đối với sản phụ sau sinh, bạn vẫn cần được tiếp tục điều trị cho đến khi kết quả xét nghiệm trở về âm tính. Và nếu bạn có dự định sinh thêm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai.
    ► Phải làm sao khi em bé sinh ra bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ?

    Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra đó là em bé bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ nếu mẹ bầu nhiễm viêm gan B và không được tiêm kháng thể, nguy cơ lây truyền virus sang con khi sinh vào khoảng 10-20%, trừ khi bé được điều trị trong vòng 12 giờ sau sinh. Đặc biệt, nếu bạn bị nhiễm viêm gan B trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ thì nguy cơ lây truyền viêm gan B sang cho bé là 80-90%. Đọc thêm về việc sinh con năm 2018 – 2019, sinh con năm 2018 tháng nào tốt.

    Nếu em bé bị viêm gan ngay từ khi sinh ra thì khả năng trở thành người mang virut mạn tính lên tới 90%, còn ở người lớn là 5 – 10%. Người mang virus viêm gan B mạn tính có thể làm lây lan virus gây bệnh sang cho cơ thể người khác, cũng như người bệnh có nguy cơ bị mắc các bệnh gan, chết vì bệnh gan và ung thư gan cao hơn so với người bình thường. Vì thế, khi em bé sinh ra có virus viêm gan B trong người cần được các bác sĩ chuyên về gan điều trị kịp thời nhằm làm giảm nguy cơ để lại biến chứng trong cơ thể của em bé.
    ► Phụ nữ nhiễm viêm gan siêu vi B cần chuẩn bị gì khi mang thai?

    1. Phụ nữ biết mình có viêm gan siêu vi B mà muốn mang thai

    Trước khi có thai, chị em cần đến bác sĩ chuyên khoa gan mật và bác sĩ chuyên khoa sản để được khám về tình trạng nhiễm siêu vi B. Từ đó, chị em sẽ biết mình đang ở giai đoạn nào, có cần điều trị hay chỉ theo dõi bệnh tại nhà.

    Nếu, chị em đang bị viêm gan siêu vi B nặng có biến chứng xơ gan, suy tế bào gan hay ung thư gan thì cân sự tư vấn của bác sĩ để được điều trị trước. Sau đó, bác sĩ chuyên khoa chấp thuận sẽ mang thai.

    2. Phụ nữ không biết mình bị viêm gan siêu vi B

    Mang thai mới biết mình có mầm bệnh, mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. Nếu, bệnh ở giai đoạn nhẹ, không có triệu trứng, chức năng gan ổn định thì không cần điều trị.

    Với những thông tin trên đây chắc hẳn các bạn đã giải đáp được thắc mắc viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không và hiểu được những điều cần biết khi mang thai mẹ bầu bị nhiễm viêm gan b phải làm gì rồi phải không nào. Sức khỏe của mẹ và bé sau khi sinh rất quan trọng vì vậy các bạn cần phải hết sức lưu ý khi mang thai.
    ____________________
    Nguồn: http://binhnghiamst.com/
    : viêm gan b

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này