1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Hà Nội Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Thảo luận trong 'Tư vấn sức khỏe' bắt đầu bởi kimchi1, 30/8/16.

  1. MB+ - Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh là bệnh viêm nhiễm đường hậu môn, thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh đến 1 tuổi.

    Những dấu hiệu của áp – xe hậu môn ở trẻ sơ sinh

    - Khi nắn vào vùng áp - xe trẻ sẽ có cảm giác rất đau.

    - Trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

    - Vùng da cạnh hậu môn có màu đỏ, nhiệt độ da cao hơn các vùng da khác, bị sưng phù nề.

    [​IMG]

    - Nếu bị nặng vùng áp - xe có thể bị chảy mủ vào ống hậu môn rất nguy hiểm.

    Biện pháp điều trị áp – xe hậu môn ở trẻ sơ sinh

    Bênh áp xe hậu môn không nguy hiểm, nếu phát hiện và chữa sớm sẽ có kết quả tốt. Tuy nhiên, nếu để tình trạng bệnh kéo dài, bé sẽ có nguy cơ bị rò hậu môn vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.

    Trẻ bị áp -xe hậu môn thường ngứa ngáy khó chịu nếu không điều trị sớm sẽ dễ bị rò hậu môn

    Vì vậy, khi phát hiện bé có những triệu chứng nêu trên cần đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị sớm.

    Hiện nay, các bác sĩ chỉ định chữa trị áp xe hậu môn ở dạng nông (áp - xe tuyến bã nhờn hoặc viêm nang lông) cho trẻ bằng cách chích, rạch, lấy mủ kèm theo uống kháng sinh. Bên cạnh đó, để tránh viêm nhiễm sau khi chích, rạch, trẻ cần được chăm sóc và vệ sinh vùng bị tổn thương sạch sẽ bằng thuốc sát khuẩn.

    Đối với trường hợp bị áp - xe sâu, hoặc bị rò hậu môn cách điều trị duy nhất là phải mổ để cắt hoặc mở đường rò hậu môn mới có thể khỏi bệnh được.

    Phương pháp chăm sóc trẻ bị áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh

    Khi trẻ bị áp – xe hậu môn, mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhưng nó khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu. Nếu để lâu và không có chế độ chăm sóc cẩn thận trẻ dễ bị triệu chứng bệnh rò hậu môn. Do đó, khi phát hiện con bị áp xe hậu môn bố mẹ cần lưu ý những điều sau.

    - Vệ sinh sạch sẽ cho bé trước khi đi ngủ

    Để giúp con có giấc ngủ sâu, tránh không bị ngứa ngáy, khó chịu làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Buổi tối trước khi đi ngủ, bố mẹ nên dùng nước ấm vệ sinh vùng hậu môn. Sau đó, dùng khăm mềm lau khô và đắp một miếng gạc y tế lên vùng bị viêm nhiễm để tránh dịch chảy ra quần áo gây mất vệ sinh vừa giúp trẻ ngủ ngon hơn.

    Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng bị áp xe cho bé mỗi ngày

    [​IMG]

    - Vệ sinh sạch sẽ ngay sau khi trẻ đi đại tiện

    Sau khi bé đi vệ sinh, để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm vùng bị tổn thương, các mẹ nên dùng nước ấm rửa sạch, sau đó dùng khăn mềm lau khô cho con.

    - Vệ sinh cho bé vào buổi sáng

    Buổi sáng khi bé thức dậy, mẹ nên cởi bỏ quần, lấy lớp gạc y tế ra, sau đó dùng nước ấm rửa sạch vùng bị áp - xe và hậu môn cho trẻ, dùng khăn mềm lau khô. Thay quần áo mới cho trẻ.


    - Thường xuyên thay quần cho trẻ

    Khi trẻ bị áp xe hậu môn sơ sinh phụ huynh không nên cho trẻ mặc quần bó sát, đặc biệt là quần jean nên mặc quần có chất liệu mềm mại, thoáng mát, cotton. Và nên thường xuyên thay quần cho trẻ để giữ vệ sinh cũng như tạo cảm giác dễ chịu cho bé. Tuyệt đối không cho bé mặc quần dơ, bẩn vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập làm lở loét hoặc gây viêm nhiễm nặng hơn.

    Xem thêm: Trieu chung benh nut hau mon
    :

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này