1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Toàn quốc Lucky88 đưa tin: Đại võ sư Ngô Thị Ngọc Chi: Cánh nhạn xuyên mây

Thảo luận trong 'Thị trường khác' bắt đầu bởi leosama, 5/11/19.

  1. MB+ - Biệt hiệu “Xuyên vân nhạn” mà các bậc tiền bối đặt cho Đại võ sư Ngô Thị Ngọc Chi có nghĩa là “cánh nhạn xuyên mây”. Đúng như bản chất của tên gọi, “Xuyên Vân Nhạn” bất khuất trong làng võ Việt với số lượng huy chương đồ sộ mà hiếm có vận động viên nào bì được.
    Bài liên quan

    Xem thêm: Kèo chấp nửa trái? Kèo chấp 1/2 là gì? Kèo 0,5 là ntn?

    Nghiệp võ

    Trong làng võ cổ truyền dân tộc, người ta hay nhắc đến các đại cao thủ lừng danh trong giới võ thuật của thế hệ trước năm 1975 như cố đại võ sư Đoàn Tâm Ảnh, cố đại võ sư Trần Tiến, cố đại võ sư Mai Thái Hòa …Có biết bao thế hệ kế tiếp nổi danh, song để nhắc đến những “đả nữ” võ lâm thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hậu bối Ngô Thị Ngọc Chi là một trong số ít đả nữ võ lâm được nhắc đến với hàng loạt danh hiệu và tinh thần bất khuất.

    Chuyện kể rằng, vào một chiều cuối thu, cô bé 13 tuổi Ngô Thị Ngọc Chi được cha cho đi dạo phố, tình cờ đến Quận 1 (TP HCM) và thấy tấm bảng chiêu sinh môn võ dân tộc, bỗng dấy lên trong cô một khát khao... Đó cũng chính là cơ duyên để sau này đưa cô đến với môn phái Thiếu Lâm – Nội Quyền – Tây Sơn Nhạn.

    Sau bao cố gắng và rèn luyện, giờ đây cô đã được phong danh hiệu “Đại võ sư”, một cây đại thụ của môn phái lừng danh này.

    Trở về thuở mới bén duyên với môn võ dân tộc, nữ võ sư kể: “Vì thương và chiều ý con gái, cha dẫn tôi đến và gửi gắm cho vị võ sư quắc thước với bộ râu năm chòm, đó là võ sư Đặng Văn Anh (võ phái Kim kê môn). Bén duyên với võ thuật ở tuổi 13, tôi được thầy và sư huynh hướng dẫn tận tình. Để không phụ tấm lòng của mọi người, tôi luôn cố gắng tập luyện và chứng tỏ mình là môn sinh sáng dạ, tiếp thu mau lẹ”.

    Lúc bấy giờ hoàn cảnh gia đình nữ võ sĩ cũng không mấy khấm khá, nhưng cha và mẹ cô vẫn luôn tạo mọi điều kiện để cô được đến lớp mỗi ngày. Cứ như vậy, sáng văn chiều võ, cô chăm chỉ học và tập luyện hăng say để thỏa mãn niềm đam mê của chính mình, cũng như không phụ sự kỳ vọng và hy sinh lớn lao của đấng sinh thành.

    Suốt bảy năm kể từ khi bắt đầu học võ, cô đã trải qua muôn vàn khó khăn từ vật chất đến tinh thần. Thế nhưng với ý chí và quyết tâm cao đã tiếp thêm động lực để cô vượt qua tất cả.

    Quý mến người học trò siêng năng và chăm chỉ, sư phụ Đặng Văn Anh thường xuyên dẫn cô đến giới thiệu với các đại sư đương thời lúc bấy giờ như: Minh Cảnh, Huỳnh Tiền, Mai Thái Hoà, Nguyễn Hữu Tiết … và theo chân các thầy đi đấu võ đài ở rất nhiều tỉnh thành trong nước.

    Với kỹ năng điêu luyện và ý chí kiên cường, cùng phương châm “phải đánh được tới cùng”, giúp nữ võ sĩ liên tiếp dành những chiến thắng tuyệt đối, làm buồn lòng không ít các đối thủ danh tiếng lúc bấy giờ.

    Một trong những cột mốc đáng nhớ nhất trong cuộc đời theo đuổi niềm đam mê võ thuật của cô là vào cuối năm 1990. Tại Đại hội võ thuật toàn quốc tổ chức tại Đầm Sen năm đó, võ sư Đặng Văn Anh đã giới thiệu, đề nghị cô và sư huynh qua thọ giáo võ sư Tô Đình Thanh (biệt hiệu Xuyên Sơn Nhạn), Chưởng môn phái Thiếu lâm – Nội quyền – Tây Sơn Nhạn, bởi ở đó, có nhiều bài chân truyền hay và tinh tế trong nhiều lĩnh vực. Cơ duyên đã đến, cô được môn phái Thiếu lâm – Nội quyền – Tây Sơn Nhạn tiếp nhận trong niềm vui và sự đầm ấm.

    Với bản tính chịu khó, niềm nở, nhiệt tình trong sinh hoạt cũng như học tập, cô sớm chiếm được cảm tình của các bậc trưởng lão vốn khó tính trong môn phái như: võ sư Tống Văn Nhịn, võ sư Ngô Văn Trừ (Phi Hùng), võ sư Châu Văn Ngọc (Bạch Ngọc Sơn Nhạn), võ sư Lê Đức Minh (Lưu Hương Nhạn) đều là những bậc sư huynh đệ trước đây của võ sư Đặng Văn Anh.

    Các lão võ sư tiền bối cùng Đại sư Tô Đình Thanh – Đương kim chưởng môn Thiếu Lâm – Nội Quyền – Tây Sơn Nhạn lúc bấy giờ đã truyền thụ nhiều kỹ thuật của Tây Sơn Nhạn cho cô.

    Viết nên tên tuổi

    Từ lúc gia nhập môn phái Tây Sơn Nhạn, nữ võ sĩ được mở mang thêm nhiều kiến thức cũng như kỹ năng về võ thuật. Đặc biệt, cô đã được Đại võ sư Tô Đình Thanh giảng dạy về võ đạo, võ y và thuyết âm dương. Ở thế võ nào cô cũng đều học rất nhanh.

    Mặc dù thân hình bé nhỏ, nhưng cô sở hữu được kỹ năng chiến đấu tốt, thân bộ thủ pháp, cước pháp, uyển chuyển, linh hoạt, công thủ cân đối nhịp nhàng, trong phòng thủ thì kín kẽ, trong tấn công thì dũng mãnh quyết liệt. Trong chiến đấu, võ sư Ngọc Chi biết vận dụng chiến thuật, chiến lược nhịp nhàng, cương nhu một cách tinh tế. Chính những điều này đã góp phần làm nên tên tuổi của cô trong làng võ cổ truyền Việt Nam.

    Cũng chính vào năm 1990, võ sư Ngọc Chi vinh dự được cử đi biểu diễn tại Nga. Đến năm 1996, cô được phong cấp chuẩn võ sư (cấp 17/18) và vinh dự được đại diện nước nhà tham dự Lễ hội võ thuật thế giới tại Bangkok – Thái Lan.

    “Đoàn Việt Nam qua Thái tham dự lễ hội, lúc ra chào khán giả, tôi đã có một hành động táo bạo. Lúc bấy giờ tôi mặc áo dài, đi giày cao gót, nhưng chợt nảy ra ý nghĩ quảng bá võ thuật và con người Việt Nam yêu dân tộc, tôi đã cầm lá cờ Việt Nam chạy quanh sân. Lúc này cả sân chợt tắt điện, ánh đèn duy nhất rọi vào tôi, trong sự tán thưởng nồng nhiệt của khán giả nước nhà và khán giả các nước”, cô bồi hồi kể lại kỷ niệm đáng nhớ.

    “Để có được những thành tích quý giá ấy là cả quá trình mà tôi được sư huynh Chưởng môn Tô Đình Thanh giảng dạy. Trong quá trình thi đấu với muôn vàn khó khăn, gian khổ, mỗi năm đều yêu cầu cao về chuyên môn. Có những năm để đạt được một tấm huy chương, các vận động viên cả nam và nữ phải loại được từ 18 đến 25 vận động viên khác. Qua rất nhiều gian nan, vận động viên phải có ý chí và tinh thần thép cũng như kỹ thuật giỏi thì mới đạt được những tấm huy chương danh giá. Không có con đường nào mà không có chông gai, thắng hay thua đều phải trải nghiệm”, cô chia sẻ thêm.

    Từ năm 1998, võ sư Ngọc Chi đã là thành viên Ban Huấn luyện cấp 8 - cấp 9 thuộc Liên đoàn Võ cổ truyền TP HCM. Năm 2003, cô đã đạt đẳng cấp võ sư Quốc gia (cấp 18/18). Cô trở thành võ sư nòng cốt của môn phái với nhiệm vụ là Trưởng Ban biểu diễn, Phó Ban huấn luyện với võ danh “Xuyên Vân Nhạn”.

    Cũng chính những thành tích ấy, võ sư Ngọc Chi vinh dự được Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL cấp Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào năm 2011. Với bề dày kinh nghiệm, võ sư Ngọc Chi chia sẻ: “Võ học như toán học, phải biết tính toán (quan sát, tư duy) kỹ lưỡng khi phòng thủ hay tấn công phải nhanh, mạnh, chính xác (quyền đáo tất lực đáo)”.

    Đặc biệt, mới đây, tại Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền năm 2019, võ sư Ngọc Chi đã vinh dự được Ban Chấp hành Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam phong tặng danh hiệu Đại võ sư. Đây có lẽ là một trong những thành tích lớn lao và món quà vô giá mà nữ võ sĩ được nhận sau bao năm cố gắng tập luyện và cống hiến hết mình cho môn võ.

    Nhận được danh hiệu cao quý này, Đại võ sư Ngô Thị Ngọc Chi không thể giấu được niềm vui sướng, cô hạnh phúc chia sẻ: “Tôi xin trân trọng cám ơn quý vị lãnh đạo trong Ban Chấp hành Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đã có xem xét, phong tặng danh hiệu Đại võ sư cho tôi, cũng như đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ cho môn phái Thiếu Lâm – Nội Quyền – Tây Sơn Nhạn có cơ hội tham gia Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền lần này”.

    Sau khi nhận được danh hiệu Đại võ sư, cô vẫn tiếp tục thi hội diễn ở hạng tuổi 50 và đoạt thêm 2 huy chương vàng bài Thất Tinh Kiếm và Mai Hoa Thương. Quan niệm của nữ Đại võ sư 50 tuổi rằng: “Đã là con nhà võ sống phải có khí chất, chí khí, dù là phận nữ, cái nghề trước là có năng khiếu và đam mê, sau đó luôn luôn khổ luyện để truyền lửa cho thế hệ mai sau”.
    : bang dinh

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này