1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Phụ nữ mang thai bị tụt huyết áp không nên làm gì

Thảo luận trong 'Tư vấn sức khỏe' bắt đầu bởi redpearlco, 4/11/17.

  1. MB+ - Hiện tượng tụt huyết áp khi mang thai là tình trạng cũng thường gặp ở phụ nữ mang thai do cơ thể đang trải qua rất nhiều thay đổi. Và khi huyết áp có vấn đề sẽ có nhiều thực phẩm cần kiêng cử đồng thời cũng cần bổ sung đủ lượng chất dinh dưỡng cho mẹ và cả thai nhi.


    Vì sao huyết áp thay đổi khi mang thai?
    Huyết áp sẽ thay đổi tùy thuộc vào vận động và trạng thái cơ thể. Trong thai kỳ cơ thể đang sản sinh rất nhiều hormone, đặc biệt là progesterone làm mỏng đi lớp thành mạch máu và điều này khiến cho huyết áp giảm. Tụt huyết áp khi mang thai chỉ xảy ra trong 1 khoảng thời gian nhất định. Huyết áp sẽ tăng trở lại và ở mức bình thường vài tuần trước ngày bé chào đời.

    >>> Máy đo huyết áp chính xác nhất


    Tụt huyết áp ở bà bầu khi chỉ số tâm thu giảm từ 5-10 mmHg và tâm trương giảm từ 10 – 15 mmHg so với người bình thường. Và nằm trong khoảng 60 – 40 mmHg. Những trường hợp nặng hơn, chỉ số huyết áp sẽ hạ thấp ở 50-33 mmHg.

    [​IMG]

    Dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai?

    • Chóng mặt, xây xẩm, choáng váng, ngất, trong trường hợp nhẹ sẽ tỉnh lại khi được nghỉ ngơi. Trường hợp nặng sẽ mất ý thức, ngừng thở rồi phục lại, tuy nhiên đây là dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai rất nguy hiểm.
    • Vã mồ hôi ở trán, người thì lạnh.
    • Mệt mỏi trong người và muốn nghỉ ngơi, khó tập trung, dễ nổi cáu.
    • Thở dốc khi vận động làm việc nặng hoặc leo cầu thang.
    Phụ nữ mang thai bị tụt huyết áp không nên làm gì
    • Không gắng sức: Khi bạn thấy hoa mắt, choáng váng, hãy nghỉ ngơi ngay.
    • Không đột ngột thay đổi tư thế: Khi đổi từ đứng sang nằm (ngồi) hoặc từ nằm (ngồi) sang đứng, nên từ từ và nhẹ nhàng. Việc thay đổi tư thế quá nhanh sẽ khiến bạn choáng váng và dễ té ngã.
    • Không nằm ngửa: Khi mang thai bác sĩ khuyên chị em nên nằm nghiêng bên trái sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu đến thai nhi và cho toàn cơ thể.
    • Không đứng quá lâu: Khi đứng cơ thể sẽ dễ mỏi vì bụng bầu thường làm bạn mất cân bằng và mất trọng tâm. Hơn nữa, duy trì quá lâu một tư thế sẽ làm giảm khả năng liên lạc giữa não và tim, khiến cử động của bạn không còn chính xác, cảm giác mỏi mệt gia tăng.
    • Không ăn quá no: Để hạn chế chứng tụt huyết áp sau khi ăn. Mẹ bầu cũng nên chia các bữa ăn nhỏ ra để thuận lợi cho quá trình tiêu hoá hơn.
    • Tránh các bài tập nặng: Khi đang có vấn đề với huyết áp, bạn chỉ nên chọn những hình thức vận động nhẹ nhàng, không kích thích huyết áp lên hoặc xuống bất ngờ.
    [​IMG]
    Nếu bị huyết áp thấp mà ăn nhiều cà chua sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
    Những món ăn mà tụt huyết áp khi mang bầu không được ăn

    • Những món nhiều tinh bột đường: Những món ăn nhiều bột đường như bánh mì trắng, cơm gạo trắng, bánh ngọt, nước ngọt mau chóng được tiêu hóa và đi vào các nhánh nhỏ nhất của đường tiêu hóa. Điều này có thể gây ra tình trạng tuột huyết áp. Thay vào đó bạn có thể ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu… Chúng được tiêu hóa chậm hơn và làm giảm nguy cơ huyết áp thấp cũng như tiểu đường.
    • Những thực phẩm và trái cây làm giảm huyết áp: như quả bơ, hạt quinoa hay khoai lang, súp lơ xanh, ớt chuông đỏ, cải xoăn (kale), chuối, quả đào, cá rô phi, yogurt không béo, thịt thăn heo, đậu trắng.
    Nguồn: http://boso.vn/tut-huyet-ap-khi-mang-thai-can-tranh-gi/
    :

    Chia sẻ trang này

  2. Comments0 Đăng bình luận

Chia sẻ trang này