1. Chào Khách! Khi bạn tham gia diễn đàn thương mại điện tử Mua Bán Plus (MB+) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy và quy định.... ( Xem chi tiết)
  2. Việc mua một sản phẩm trên mạng, đặc biệt là sản phẩm đã qua sử dụng đôi khi có thể có những rủi ro lớn. Một số lưu ý nhỏ sau đây bạn nên xem qua để đảm bảo an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến. ( Xem chi tiết)

Thuốc nào giúp dứt điểm căn bệnh thoái hóa cho người già?

Thảo luận trong 'Tư vấn sức khỏe' bắt đầu bởi hoahoadav, 10/8/16.

  1. MB+ - Thoái hóa cột sống (THCS) là một bệnh rất phổ biến, gặp cả ở nam và nữ giới, nhưng đặc biệt hay gặp ở những người cao tuổi. Là tổn thương mạn tính dạng thoái hóa của các thân đốt sống và đĩa đệm nằm giữa các đốt sống cùng các dây chằng cột sống. Nếu để lâu không được chú ý điều trị có thể để lại các biến chứng đáng tiếc như đau, yếu, tê bì tứ chi, teo cơ, đi lại khó khăn hoặc liệt các chi không vận động được.
    Xem thêm:Phương pháp chữa thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả cao
    Phương pháp chữa thoái hóa cột sống cổ không cần thuốc
    Thoái hóa cột sống (THCS) là một bệnh rất phổ biến, gặp cả ở nam và nữ giới, nhưng đặc biệt hay gặp ở những người cao tuổi. Là tổn thương mạn tính dạng thoái hóa của các thân đốt sống và đĩa đệm nằm giữa các đốt sống cùng các dây chằng cột sống. Hướng điều trị thoái hóa cột sống cổ cho người cao tuổi sẽ giúp bạn phần nào hiểu được căn bệnh này.
    Đoạn cột sống hay bị thoái hóa nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng - là những vùng linh hoạt nhất của cột sống, nhưng hay phải chịu tải trọng và phải hoạt động nhiều nhất. Đĩa đệm nằm giữa hai thân đốt sống bị tổn thương đầu tiên. Từ độ tuổi ngoài 30, đĩa đệm bắt đầu bị thoái hóa, nhân nhày sẽ bị mất nước, vòng sợi bao quanh nhân nhày bị rách, đĩa đệm bị thoát vị, xẹp xuống, có thể thoát vị ra phía sau thân đốt sống, gây chèn ép thần kinh, gây đau và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đi lại cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Mâm đốt sống bị xơ, rìa mâm sống mọc ra các gai xương. Cơ cạnh cột sống cũng bị co cứng, dây chằng cạnh cột sống cũng bị co kéo quá mức, làm cho cột sống bị biến dạng, thường bị vẹo về một phía.
    Nguyên nhân chính THCS là do tuổi tác; ngoài ra còn do chấn thương như sau ngã, tai nạn và do nghề nghiệp phải sử dụng nhiều cột sống như mang vác, bưng bê, nhấc xách các đồ vật; do thiếu dinh dưỡng hoặc một số bệnh cột sống mắc phải như viêm đốt sống đĩa đệm, đau thần kinh tọa, dị dạng cột sống... Ngoài ra, những người bị béo phì, đái tháo đường, suy giáp, cường cận giáp, gút cũng dễ mắc THCS sớm. Một số yếu tố khiến quá trình thoái hóa khớp xảy ra nhanh hơn là di truyền (bố mẹ có người bị thoái hóa khớp); dinh dưỡng (ăn uống không chất dinh dưỡng để xây dựng khung xương khớp hoàn chỉnh); lao động nặng nhọc từ bé, mang vác vật nặng, tập các loại thể thao nặng làm tăng tải trọng lên khớp và làm cho khớp bị thoái hóa sớm; ít vận động kéo dài như đứng quá lâu, ngồi quá nhiều hoặc luôn phải làm việc ở một tư thế gò bó cũng là yếu tố nguy cơ gây THCS.
    Người bệnh đau cột sống thắt lưng, lan xuống mông, mặt sau ngoài đùi, khoeo, cẳng chân, có thể lan xuống tận gót chân hay các ngón chân. Nếu bị thoái hóa cột sống cổ thì đau chủ yếu ở vùng cổ gáy. Đau có thể lan lên phía sau đầu hay thậm chí đau phía hốc mắt (bệnh nhân có thể thấy nuốt khó, thường được hay chẩn đoán nhầm là loạn cảm họng). Khi có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh cánh tay thì thấy đau cột sống cổ lan xuống vai, tay. Nếu để lâu không được chú ý điều trị có thể để lại các biến chứng đáng tiếc như đau, yếu, tê bì, teo cơ tay, do tổn thương các rễ thần kinh cổ chi phối cánh tay. Một số bệnh nhân có thể bị liệt khi bị chèn ép tủy cổ. Cảm giác khó chịu khiến bệnh nhân mất ăn mất ngủ, gầy sút và có tâm lý buồn chán, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc.
    Để dự phòng THCS thắt lưng, có thể tập một số động tác các cơ vùng thắt lưng như tập nghiêng xương chậu, tập cơ bụng, tập khối cơ cạnh sống. Có thể đi bộ, tập thái cực quyền, khi ngủ không nên kê gối quá cao. Khi đã bị thoái hóa cột sống thì tốt nhất là tuân thủ các chế độ điều trị do bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định.
    :

    Chia sẻ trang này

  2. Comments1 Đăng bình luận
  3. salbadinhduong

    salbadinhduong Thành Viên Mới

    Không chỉ người già mà nhiều người trẻ làm việc trong môi trường văn phòng hiện nay cũng đang phải đối diện với nguy hiểm từ căn bệnh này

Chia sẻ trang này